(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT đã tổ chức lấy 68 mẫu nông, lâm, thủy sản kiểm định chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), bao gồm: 3 mẫu thịt lợn; 8 mẫu thủy sản; 1 mẫu thịt gà; 3 mẫu quả; 13 mẫu rau; 4 mẫu giò; 2 mẫu đậu phụ; 3 mẫu nước chấm; 8 mẫu muối, bột canh; 4 mẫu đường; 6 mẫu cà phê; 1 trà cà gai leo; 5 mẫu chả cá; 3 mẫu xúc xích; 2 mẫu nem chua; 1 mẫu chả bò; 1 mẫu chả mực.

Kết quả kiểm định đã phát hiện 11/68 mẫu vi phạm chỉ tiêu ATTP, trong đó có 1 mẫu quả; 2 mẫu thủy sản tươi; 4 mẫu muối ăn, bột canh; 1 giò lụa; 1 chả bò ; 2 mẫu chả cá.

Đối với những mẫu không đảm bảo ATTP, đã được khẩn trương tiến hành điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Đã thu hồi và buộc tiêu hủy 16,5 kg chả cá không đảm bảo ATTP; thu hồi 716 gói muối để tái sử dụng do hàm lượng Iốt không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam.


P.V

Các tin khác


Quyết định chủ trương đầu tư cho 32 dự án

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã sát sao chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nhờ vậy, hoạt động xúc tiến đầu tư đạt được kết quả nhất định.

Đổi mới tư duy lãnh đạo - yếu tố dẫn đường trong phát triển tam nông giai đoạn 2010 - 2020

(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh Hòa Bình đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ, toàn diện trên hành trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông). Đó là hành trình của "ý Đảng, lòng dân”, cho thấy quyết tâm chuyển động của cả hệ thống chính trị bắt đầu từ một sự thay đổi lớn mang tính cách mạng: Đổi mới tư duy lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong toàn tỉnh.
Bài 1 - Quyết tâm định vị lại khu vực tam nông

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa

5 năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với hơn 7.557 ha cam sành, 8.588 ha chè, 4.565 ha lạc, 4.012 ha bưởi ... Tỉnh cũng huy động các nguồn lực để hỗ trợ giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, triển khai các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập giúp người dân không chỉ giảm nghèo mà tiến tới làm giàu trên đồng đất quê hương.

Nền tảng cho doanh nghiệp Hòa Bình hội nhập

(HBĐT) - Để nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, việc quan trọng nhất là doanh nghiệp (DN) cần phải thay đổi tâm thế, phát huy lợi thế địa phương để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu trong nước và thế giới. Xác định rõ điều này, trong những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm nhất định để "chăm sóc sức khỏe” cho DN trên địa bàn, khơi dậy, duy trì tốt phong trào thi đua "DN Việt Nam hội nhập và phát triển”.

Agribank Kim Bôi: Ngân hàng chủ lực cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn

(HBĐT) - Trong những năm qua, từ nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Kim Bôi đã giúp nhiều hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Agribank Kim Bôi dần trở thành ngân hàng quen thuộc với nhiều nông dân, là người bạn đồng hành cùng nông dân huyện trong quá trình giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Quyết tâm cao nhất thực hiện mục tiêu thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 thông qua Nghị quyết số 05-NQ/ĐH, ngày 16/9/2015, trong đó có chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) giai đoạn 2015 - 2020 tăng bình quân 17%/năm, BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 20/11/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch nhằm tăng nguồn thu cho NSNN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục