(HBĐT) - Cùng với vẻ đẹp bình yên, vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc) hôm nay còn là bức tranh trù phú với những sườn đồi bưởi đỏ, bưởi da xanh sai trĩu quả, những con đường bê tông điểm tô sắc hoa rực rỡ dẫn bước du khách đến điểm du lịch cộng đồng... Từng bước khắc phục khó khăn, mạnh dạn đổi mới để tạo những bước đột phá trong phát triển KT - XH, Tân Lạc đã, đang có những chuyển mình mạnh mẽ để từng bước trở thành huyện khá của tỉnh.
Du khách trải nghiệm ẩm thực văn hóa Mường tại bản Ngòi (xã Ngòi Hoa (Tân Lạc).
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực với nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về kinh tế nông nghiệp, từ đó từng bước tạo ra vùng sản xuất thâm canh gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng. Đến nay, huyện đã chuyển được 2.500 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; cải tạo trên 670 ha vườn tạp. Đồng thời, phát triển các loại cây trồng phù hợp với lợi thế của từng vùng như: bưởi đỏ, bưởi da xanh với tổng diện tích 1.100 ha, tăng 220% so với chỉ tiêu nghị quyết. Phát triển cây dưa hấu, bí, lạc, đậu ở vùng thấp diện tích 440 ha; cây mía ở vùng thượng, vùng sâu diện tích khoảng 1.450 ha; quýt, su su, tỏi tía ở vùng cao diện tích khoảng 195 ha. Đến năm 2020, toàn huyện có khoảng 300 ha cây trồng được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, có 3 sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Qua đó, từng bước khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp của huyện trên thị trường. Tổng giá trị thu hoạch 1 ha đất trồng trọt bình quân đạt trên 200 triệu đồng. Riêng thu nhập từ trồng bưởi bình quân 400 - 700 triệu đồng/ha.
Cùng với việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện xác định phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch là khâu đột phá trong phát triển kinh tế. Toàn huyện hiện có trên 200 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN. Tổng giá trị sản phẩm CN-TTCN-XD 5 năm đạt xấp xỉ 4.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 22,6%/năm, tăng 7,6% so với nghị quyết.
Vùng đất cổ Mường Bi còn được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ. Những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh đẩy mạnh phát triển du lịch. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quy hoạch đồng bộ quần thể khu văn hóa tâm linh hang Bụt - động Mường Chiềng (thị trấn Mãn Đức); đầu tư tôn tạo động Nam Sơn (xã Vân Sơn); xây dựng làng Mường xóm Lũy Ải (xã Phong Phú); phát triển du lịch cộng đồng xóm Ngòi (xã Suối Hoa), xóm Chiến (xã Vân Sơn), xóm Bưởi Cại (xã Phú Cường)...
Nhìn lại chặng đường phát triển KT - XH của huyện những năm qua, đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Chủ tịch UBND huyện phấn khởi cho biết: KT - XH trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Việc xây dựng NTM đạt nhiều kết quả tích cực, hiện các xã đạt bình quân 14 tiêu chí/xã. Các chỉ tiêu về kinh tế của huyện đều đạt và vượt so với nghị quyết đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm còn 31,3%; CN-TTCN-XD đạt 31,5%; thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 37,2%. Đặc biệt, thu NSNN tỉnh giao bình quân tăng 24,9%/năm, tăng 2,1 lần so với nghị quyết đại hội.
Thời gian tới, huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; chủ động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh các đột phá để phát triển KT-XH. Phấn đấu kinh tế huyện đạt mức phát triển trung bình của tỉnh vào năm 2025; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm; đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng.
Dương Liễu
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.