(HBĐT) - Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,58%, đất có khả năng canh tác nông nghiệp chưa được sử dụng 10,58%, cùng điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Những năm qua, tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó có các chính sách hỗ trợ phát triển đàn bò, lai hóa đàn bò nhằm xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào khu vực nông thôn.


Các hộ gia đình ở phường Dân Chủ (TP Hòa Bình)thăm quan mô hình trang trại chăn nuôi bò quy mô công nghiệp của Công ty TNHH Gia Phát Hoà Bình.

Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh chủ yếu tại hộ gia đình với quy mô nhỏ, đa số là giống bò vàng địa phương, chăn thả bán tự do, chất lượng con giống thấp. Thức ăn đa số tận dụng phế phụ phẩm của nông nghiệp, chưa chủ động trong kế hoạch trồng, chế biến thức ăn cho gia súc nên hiệu quả kinh tế thấp. Đội ngũ kỹ thuật thú y ở cơ sở thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.

Từ thực tế đó, nhằm góp phần tạo động lực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh, được Bộ KH&CN hỗ trợ, tháng 11/2016, Công ty TNHH Gia Phát Hoà Bình đã triển khai xây dựng và thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp’’ tại TP Hoà Bình. Qua hơn 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng đàn bò tại địa phương, tạo thêm sinh kế cho người dân trong vùng dự án.

Ông Phạm Ngọc Hà, đại diện Công ty Gia Phát Hòa Bình cho biết: Việc phát triển chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, mà còn giúp người dân địa phương tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, nhất là việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Theo đó, dự án được công ty triển khai gồm các nội dung: tạo đàn bò có chất lượng; xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hoá với mô hình vệ tinh trong các hộ dân vùng dự án; tiếp nhận, chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi quy mô lớn kết hợp mô hình nhỏ tạo ra vùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ thuật cơ sở, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hoá, an toàn sản phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lượng, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh ngày một phát triển.

Tham gia làm mô hình vệ tinh từ đầu năm 2017, bà Nguyễn Thị Tỉnh, xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông đánh giá: Quá trình tham gia dự án chúng tôi đã nắm chắc quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò, vỗ béo bò thịt thâm canh; phòng và trị bệnh cho bò thịt; kỹ thuật trồng, chế biến một số giống cỏ, phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò; xử lý chất thải chăn nuôi và giảm mùi hôi trong chăn nuôi bò. Qua đó cho thấy, công nghệ được ứng dụng có hiệu quả thiết thực, phù hợp trình độ nhận thức, dễ thực hiện và có tính lan tỏa rộng; giá thành chăn nuôi hạ, tính bền vững cao; cải thiện vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; tạo thu nhập, việc làm ổn định cho các hộ tham gia dự án.

Sau hơn 3 năm triển khai dự án, Công ty Gia Phát Hoà Bình đã xây dựng được mô hình nuôi bò cái lai sinh sản tập trung quy mô 100 bò cái Zebu, bò lai 3/4 máu Brahman làm bò cái nền. Tại 3 xã Yên Mông, Sủ Ngòi, Dân Chủ đã có trên 20 mô hình phân tán quy mô 400 bò cái lai sinh sản. Bên cạnh đó, công ty còn là đầu mối liên kết giữa các mô hình vệ tinh để tiêu thụ sản phẩm từ con giống đến giết mổ, đưa sản phẩm ra thị trường.

Kết quả ban đầu đạt được khẳng định dự án đã và sẽ tạo việc làm với thu nhập ổn định, bền vững cho người dân trong chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa, giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong ngành chăn nuôi theo định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.


Đức Phượng


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục