(HBĐT) - Không có nhiều ruộng vườn canh tác, phần đa chị em phụ nữ ở xóm Tre, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tập trung làm nghề tiểu thủ công nghiệp - mây tre đan. Theo chị Bùi Thị Tiên, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, mặc dù là nghề phụ nhưng nghề mây tre đan lại là 1 trong 2 nguồn thu nhập chính của các hộ dân trong xóm.



Nghề mây tre đan giúp chị em phụ nữ xóm Tre, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đảm bảo thu nhập từ 3 - 6 triệu đồng/tháng.

Bất kể ngày nắng, mưa, khu vực nhà văn hóa xóm Tre luôn rộn ràng không khí lao động hăng say. Không hẹn nhưng cứ tầm 8h, chị em phụ nữ trong xóm lại tập hợp, mang đầy đủ các nguyên liệu để làm nghề. Chị Bùi Thị Nùng, hội viên phụ nữ chia sẻ: Chị em ra đây cùng sản xuất tạo khí thế, trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nhau để làm ra những sản phẩm chất lượng hơn, mẫu mã đa dạng hơn theo yêu cầu đặt hàng. Nếu công việc chưa xong, chị em mang về tranh thủ thời gian rảnh rỗi buổi tối để hoàn thành nốt.    

Vốn cần mẫn và có tay nghề khéo léo, ngày công của các chị Bùi Thị Vi, Bùi Thị Diển duy trì đều đặn không dưới 200 nghìn đồng/ngày, bình quân mỗi sản phẩm được trả công 100 nghìn đồng. Theo chị Bùi Thị Yến, tổ trưởng tổ hợp tác, trong các chị em làm nghề mây tre đan gần 10 chị tay nghề cao, có chị chuyên đan hàng tuyển, tinh xảo. Mỗi ngày, các chị hoàn thiện từ 2 sản phẩm, thu nhập từ nghề mây tre đan 6-7 triệu đồng/tháng. Với chị em khác, bình quân thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/ tháng. Sản phẩm thủ công do các chị làm thường là khay, đế ấm pha trà, giỏ xách, hộp đựng đồ, hộp đựng   ấm tích...

Nghề mây tre đan qua chia sẻ của Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bùi Thị Tiên đã có từ hàng chục năm nay. Hồi đầu do một vài chị em nhận nguyên liệu từ HTX mây tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa về làm để lấy tiền công. Từ cuối năm 2018, nhận thấy việc đan lấy công sẽ chịu phụ thuộc, phải qua khâu trung gian mới đến nhà tổ chức thu mua, mất phụ phí nhiều, chị Bùi Thị Yến đã đứng ra bàn bạc với các chị em khác tìm đến doanh nghiệp để đặt vấn đề, thỏa thuận ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, đơn vị đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho chị em.
Cũng từ đây, tổ hợp tác mây tre đan xóm Tre được thành lập, thu hút hàng trăm chị em phụ nữ tham gia. Việc sản xuất thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, số lượng sản phẩm và thời gian đơn đặt hàng. Ngoài tổ chức thu mua cho chị em trong xóm, tổ còn thu hút thêm các chị em ở một số xóm vùng xã lân cận như Miền Đồi, Tân Lập, Mỹ Thành cùng làm nghề. Năm nay, mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19, nhưng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mây tre đan của tổ vẫn ổn định, đảm bảo doanh số và lượng hàng hóa tiêu thụ đều đặn.

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Thơ cho biết: Xóm Tre đã hình thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp với hoạt động sản xuất mây tre đan khá sôi động. Từ một nghề mang tính chất tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nông nhàn, mây tre đan trở thành một trong những nguồn thu nhập chính, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con trong xóm. Năm 2020, bình quân thu nhập đầu người của xã ước đạt 37 triệu đồng. Xóm Tre là xóm có mức thu nhập bình quân đầu người đứng ở top đầu của địa phương. Bên cạnh nguồn thu từ tiểu thủ công nghiệp, xóm hình thành các nhóm thợ xây (nam từ 24 - 25 tuổi) đi làm ngoại tỉnh, được trả lương tháng từ 8 - 10 triệu đồng, một số thanh niên đi làm tại các khu công nghiệp đảm bảo thu nhập 4,5 - 6 triệu đồng/tháng.                      

             Bùi Minh

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục