Từ ngày 20 đến 22-11, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội lần thứ tư trong năm 2020. Tiếp đó, ngày 25-11 sẽ diễn ra Hội nghị "Giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố” và nhiều chương trình, sự kiện hỗ trợ các tỉnh quảng bá, kết nối sản phẩm trái cây, nông sản mùa vụ tại Hà Nội.



Lãnh đạo Bộ Công thương và Sở Công thương Hà Nội kiểm tra việc cung ứng trái cây, nông sản.

Các chương trình này nhằm phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của Thủ đô Hà Nội, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời, kích cầu tiêu dùng nội địa, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hội tụ nông sản, trái cây các vùng miền

Nối tiếp thành công của các Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội đã được tổ chức trong năm nay, từ ngày 20 đến 22-11, khu vực Nhà bát giác, vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tiếp tục trở thành "điểm hẹn” của hàng nghìn sản phẩm trái cây, nông sản từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về. Với quy mô hơn 80 gian hàng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đã đem đến các sản phẩm trái cây mùa vụ, đặc sản vùng miền, nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP… Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan chia sẻ: Những tháng cuối năm là thời điểm các tỉnh Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình… vào vụ thu hoạch nhiều nông sản, trái cây như cam, quýt, xoài, bưởi… Vụ mùa thu hoạch rộ trong khi dịch Covid-19 diễn ra khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Do đó, khai thác thị trường trong nước chính là sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiện nay.

Nhằm hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong cả nước quảng bá, kết nối giao thương tại thị trường Hà Nội, nhất là với các sản phẩm trái cây đến mùa thu hoạch, sản phẩm nông sản gặp khó khăn, đang tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, đồng thời góp phần thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2020, Sở Công thương Hà Nội đã liên tiếp tổ chức các Tuần lễ trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội như siêu thị Big C Thăng Long, siêu thị MM Mega Market Hà Đông, Co.opmart Long Biên. Với quy mô hàng chục gian hàng, giới thiệu đa dạng, phong phú các sản phẩm nông sản đặc sản như cam Hà Giang, Bắc Giang; hồng Bắc Kạn, Sơn La; ổi Hải Dương…., các Tuần hàng trái cây đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Bác Nguyễn Thanh Trúc (ở phố Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) nhận xét: "Tôi thích đến tuần hàng bởi tại đây quy tụ nhiều sản phẩm nông sản đặc sắc, chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, mức giá hợp lý”.

Bên cạnh đó, Hà Nội hỗ trợ các tỉnh Sơn La, Hải Dương, Đồng Tháp, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Kạn… tổ chức khoảng 15 sự kiện giao thương, các tuần hàng trái cây, nông sản, thủy sản tại Hà Nội với các sản phẩm: xoài, mận, dâu tây Sơn La; vải thiều Hải Dương, cá tra, basa và nông sản Đồng Tháp, thủy sản Quảng Ninh, bí xanh và sản phẩm OCOP Bắc Kạn, cam Hưng Yên…, các sự kiện này được doanh nghiệp phân phối như Central Retail, MM Mega Market, Vinmart… hỗ trợ triển khai thực hiện, thông qua sự kiện đẩy mạnh kết nối nông sản các tỉnh, thành phố vào kênh phân phối Hà Nội, nhất là trong những tháng cuối năm, góp phần bảo đảm cân đối cung- cầu hàng hóa trên địa bàn Thủ đô.

Kết nối cung - cầu hàng hóa cuối năm

Sau chương trình Tuần hàng trái cây, ngày 25-11, TP Hà Nội tiếp tục tổ chức hội nghị "Giao thương kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2020”, kết hợp trưng bày, quảng bá sản phẩm. Hội nghị nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường Hà Nội, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành phố kết nối với hệ thống phân phối trong cả nước. Dự kiến, hội nghị có sự tham gia của khoảng 300 đến 350 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội cho biết, hội nghị là cơ hội để các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, phân phối của Hà Nội và các tỉnh, thành phố gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường; bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất, kết nối cung cầu hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh các giải pháp chuyển đổi số, chuyển đổi hình thức kinh doanh, liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển thương mại đa kênh, ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ…; triển khai các phương thức phân phối hiện đại để tăng cường tiêu thụ hàng hóa, kết nối thị trường trong nước hướng tới sự phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Đặc biệt, qua chương trình này, TP Hà Nội sẽ định hướng các vùng sản xuất tập trung cung cấp hàng hóa giữa các địa phương với Hà Nội, để Hà Nội trở thành trung tâm kết nối, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu cho các thị trường khác. Những năm qua, ngành công thương Thủ đô đã liên tục tổ chức các hoạt động kết nối giao thương. Năm 2019, có rất nhiều tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Ninh Thuận… đã đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu nhờ kết nối các sản phẩm hàng hóa vào các kênh phân phối. Trong hai năm 2019, 2020, TP Hà Nội phối hợp các tỉnh, thành phố đã tổ chức 24 hoạt động giao thương kết nối sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm; 19 tuần lễ trái cây, nông sản các địa phương tại Hà Nội, đã có hơn 350 sản phẩm mới được các doanh nghiệp Hà Nội kết nối, tiêu thụ.

Đồng chí Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh: Chuỗi các sự kiện kết nối giao thương thể hiện tinh thần Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, qua đó cùng các địa phương đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

            Theo Báo Nhân dân


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục