(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh có 71 sản phẩm OCOP được gắn sao, trong đó, 18 sản phẩm 4 sao, 53 sản phẩm 3 sao. Đây là cơ hội cho các sản phẩm của địa phương chắp cánh và là động lực phát triển kinh tế nông thôn. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT về mục tiêu, giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới. Sau đây là nội dung:
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan gian hàng trưng bày các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 (Lần 1).
P.V: Xin đồng chí cho biết trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP gặp những thuận lợi, khó khăn gì?
Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận: Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng lên rõ rệt, kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Lĩnh vực nông nghiệp có bước phát triển tích cực, hình thức tổ chức sản xuất đa dạng; hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề, trang trại được các cấp chính quyền quan tâm; bước đầu hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng sản xuất hữu cơ, an toàn, với một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, gà Lạc Thủy, cá sông Đà… Nhiều loại sản phẩm đặc trưng của địa phương có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP…
Các sản phẩm đạt hạng 3 sao, 4 sao được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, được in nhãn hiệu, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm theo quy định. Từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động, lồng ghép các nguồn lực khác, đã hỗ trợ 3 máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; 30.000 bao bì nhãn mác; 786.250 tem truy xuất nguồn gốc; cấp 63 giấy đăng ký sở hữu trí tuệ cho 63 chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, hỗ trợ lập hồ sơ, quy trình cho 48 sản phẩm của 41 tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, nhận thức của một số ngành, đơn vị và người dân, doanh nghiệp về sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP còn hạn chế. Chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều, chưa được tiêu chuẩn hóa; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn ít. Bà con nông dân vẫn sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết trong sản xuất. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn hạn hẹp, chưa khai thác tốt thị trường trong nước, xuất khẩu, chưa gắn kết được sản phẩm du lịch với sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ.
P.V: Thưa đồng chí, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP có khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá”?
Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận: Chuyện "được mùa, mất giá” đối với nhiều mặt hàng nông sản là hậu quả tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất manh mún, tổ chức sản xuất thiếu kế hoạch, thiếu liên kết, không gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cơ bản ít có tình trạng này, do nền sản xuất nông nghiệp chưa phát triển mạnh, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, ít bị ảnh hưởng do biến động của thị trường trong và ngoài nước.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Trong đó, chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Trước những thách thức này, tỉnh tích cực chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phối hợp các sở, ngành, địa phương để giải quyết. Trong đó, xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp với định hướng phát triển các nhóm sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Thực hiện Chương trình OCOP nhằm phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng, sản phẩm từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường khác nhau. Phát triển sản phẩm gắn chặt với công tác đánh giá xếp hạng OCOP nhằm mang lại uy tín, chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; hỗ trợ xây dựng các điểm, trung tâm bán hàng kết nối nông sản với thị trường. Như vậy, có thể nói, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP góp phần hạn chế tối đa vấn đề "được mùa, mất giá” vẫn xảy ra trong nhiều năm qua.
P.V: Giải pháp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh vươn xa ra thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới là gì thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận: Để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, trong thời gian tới, tỉnh triển khai xây dựng điểm, trung tâm quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh và mỗi huyện có 1 điểm. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP; tổ chức thường niên, tham gia các kỳ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, nhất là tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, tham gia chương trình giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua hoạt động thương mại điện tử và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh, quốc gia. Thông qua đó, tiếp tục khai thác thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung, Hòa Bình nói riêng đối với sản phẩm thế mạnh của tỉnh xuất ra thị trường nước ngoài và tìm kiếm cơ hội liên kết hợp tác, xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”. Đây thực sự là cơ hội cho sản phẩm OCOP vươn xa ra thị trường thế giới.
P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Đinh Thắng (TH)
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.