(HBĐT) - Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành nông nghiệp chiếm 22,12% GRDP của tỉnh; đã hình thành một số mặt hàng chủ lực như cam, bưởi, mía tím, lợn bản địa, gà đồi, cá sông Đà..., với sản lượng hàng năm khá lớn. Tuy nhiên, phần lớn các nông sản chủ lực này mới được tiêu thụ tại thị trường trong nước, chưa được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, chưa qua chế biến, tinh chế, giá trị gia tăng thấp.
Sản phẩm chuối của HTX chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Trước những yêu cầu thực tiễn về phát triển thương mại nói chung, xuất khẩu hàng hóa nói riêng, trong đó có xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, UBND tỉnh vừa phê duyệt đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.Theo đó, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất, chế biến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tận dụng, khai thác hiệu quả những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt từ những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, ký kết và có hiệu lực như CPTPP, EVFTA...
Với mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 18%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt bình quân 20%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 55 triệu USD; đến năm 2030 đạt 137 triệu USD. Đến năm 2025, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực chiếm khoảng 3,17% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh; đến năm 2030 chiếm khoảng 3,92%.
Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực giai đoạn đến năm 2030 là những thị trường truyền thống của nước ta như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo tính toán, cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh giai đoạn đến năm 2030 như sau: thị trường châu Âu chiếm khoảng 25% (chủ yếu là mặt hàng thủy sản); thị trường Mỹ chiếm khoảng 20% (chủ yếu là mặt hàng thủy sản, sản phẩm cam chế biến); thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 15% (chủ yếu là mặt hàng thủy sản, cam tươi, chế biến); thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 10% (chủ yếu là mặt hàng thủy sản, sản phẩm cam chế biến); thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 10% (chủ yếu là mặt hàng thủy sản, sản phẩm cam chế biến); các thị trường khác chiếm khoảng 15%.
Từ định hướng đó, tỉnh đề ra các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, phát triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá tập trung, đào tạo lao động… Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lực thông qua chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ưu tiên đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài để tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những nấc thang giá trị cao. Áp dụng các phương pháp tiên tiến, thâm canh tăng năng suất; xây dựng, phổ biến, nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao...
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: UBND tỉnh giao Sở Công Thương là đơn vị chủ trì phối hợp các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thị trường xuất khẩu nông sản. Xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng đối với một số nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh. Đồng thời, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình phát triển ngành, sản phẩm, chương trình phát triển nông nghiệp chất lượng cao theo quy hoạch, nhằm tạo nguồn hàng nguyên liệu phong phú, các sản phẩm có giá trị và lợi thế cạnh tranh để phục vụ xuất khẩu.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.