(HBĐT) - Đà Bắc là huyện nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, trên 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên vùng lòng hồ sông Đà. Huyện xác định việc thực hiện tốt các chính sách dân tộc góp phần đẩy nhanh phát triển KT-XH, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó, địa phương từng bước cụ thể hóa, vận dụng các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn, đem lại kết quả khả quan.


Từ hỗ trợ của Chương trình 135, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư kiên cố hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trước đây, mỗi khi có cuộc họp, người dân thôn Hào Phú, xã Tú Lý phải đến nhà trưởng thôn do thôn chưa có nhà văn hóa. Năm 2020, từ nguồn vốn Chương trình 135, thôn được đầu tư trên 600 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa khang trang, có sân tập luyện thể thao. Ngoài đầu tư của Nhà nước, nhiều hộ ủng hộ ngày công, một số hộ hiến đất xây dựng nhà văn hóa.

Ông Đinh Tiến Thanh, Bí thư chi bộ thôn Hào Phú cho biết: Thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, Nhân dân phấn khởi, ý thức trong việc đóng góp ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung phát triển sản xuất. Được hưởng lợi từ Chương trình 135 đã giúp thay đổi diện mạo nông thôn, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang.

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135, bên cạnh việc lồng ghép với nguồn vốn chương trình xây dựng NTM, các xã tổ chức lấy ý kiến người dân trong việc chọn các đầu điểm xây dựng. Nhờ đó, hầu hết các công trình sau khi được xây dựng phát huy hiệu quả, nêu cao ý thức trách nhiệm cộng đồng, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với đó, tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế thông qua hỗ trợ cây, con giống, máy móc, vật tư nông nghiệp.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, huyện luôn coi trọng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng. Hàng năm, phối hợp các cơ quan liên quan mở lớp tập huấn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, tạo điều kiện để người có uy tín được đi tìm hiểu thực tế. Đội ngũ người có uy tín cũng như già làng, trưởng bản tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, hiến tài sản trên đất xây dựng NTM.

Thực hiện Chương trình 135, 5 năm qua, các xã, thôn được đầu tư xây dựng 144 công trình, tổng nguồn vốn 8.170 triệu đồng. Cũng trong chương trình này, năm 2019, huyện dành 4.063 triệu đồng hỗ trợ bà con các loại giống cây trồng, vật nuôi. Năm 2020, huyện tiếp tục dành 4.519 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn ĐBKK. Từ sự quan tâm đầu tư cho vùng dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào DTTS, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 29 triệu đồng/năm, tăng 11,5 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo từ 51,75% năm 2015 giảm còn 29,22% năm 2019, kế hoạch đến cuối năm 2020 còn 24,37%.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong những năm qua, các chương trình, chính sách của Nhà nước đối với địa bàn ĐBKK đã góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH địa phương. Thông qua đó, người dân thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, từ đó nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả các chính sách cho đồng bào DTTS, tạo đà hoàn thành mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tích cực, chủ động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.


Đinh Thắng


Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục