(HBĐT) - Những năm gần đây, vùng nông thôn của tỉnh được "thay da đổi thịt”. Điều kiện sống của người dân từng bước được nâng cao. Các ngành nghề kinh tế nông thôn hoạt động có hiệu quả, nhất là sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn. Có được những kết quả này không thể không nói tới hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư đã tạo "đòn bẩy” thúc đẩy vùng nông thôn phát triển mạnh mẽ.


Hạ tầng giao thông xã Đồng Chum (Đà Bắc) được quan tâm đầu tư, tạo đà thúc đẩy KT-XH của địa phương.

Xã Nhuận Trạch từ lâu đã trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới (NTM) không chỉ của huyện Lương Sơn mà của cả tỉnh. Thống kê trong 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn xã đã huy động nguồn lực gần 116 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu. Đưa khách đi trên những tuyến đường rực rỡ sắc hoa, Bí thư Đảng ủy xã Phùng Thanh Sơn phấn khởi cho biết: Nhờ quan tâm của các cấp, các ngành, ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là sự vào cuộc của Nhân dân, lực lượng vũ trang, Nhuận Trạch đã huy động được sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng. Xã bê tông hóa được nhiều tuyến đường liên thôn, nội đồng và hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất. 11/11 thôn xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, đường hoa, cây xanh khu vực trung tâm. Trên địa bàn có trường học khang trang, sân vận động, nhà văn hóa, sân thể thao rộng rãi, phục vụ nhu cầu của người dân. Nhờ vận dụng đúng đắn, sáng tạo sức dân, Nhuận Trạch phấn đấu trở thành xã NTM kiểu mẫu của tỉnh.

Không được thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện KT-XH như Nhuận Trạch, song những năm gần đây, xã đặc biệt khó khăn Đồng Chum (Đà Bắc) đã chuyển mình mạnh mẽ. Với việc linh hoạt trong huy động và lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình 135, xây dựng NTM, nguồn ngân sách tỉnh, huyện và các dự án khác, kết cấu hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng, nhất là đối với hạ tầng giao thông. 5 năm qua, xã mở được trên 19 km đường GTNT, trong đó, gần 4 km được bê tông, trên 6 km nhựa hóa và các tuyến đường vào khu sản xuất, khuyến khích bà con tích cực lao động, phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Nhân dân đóng góp hàng nghìn công lao động, hiến hàng chục ha đất giúp xã có các công trình phúc lợi. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đổi thay rõ nét.

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển KT-XH, đã lãnh đạo, chỉ đạo ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng KT-XH cho vùng nông thôn theo hướng đồng bộ. Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh đạt 3.761,7 tỷ đồng. Trong số này, vốn ngân sách Nhà nước 1.446,6 tỷ đồng (vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ trực tiếp chương trình xây dựng NTM 720,06 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh, huyện, xã 726,54 tỷ đồng); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã 735 tỷ đồng; vốn tín dụng 1.164,16 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 122,94 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư gần 293 tỷ đồng. Từ những nguồn lực huy động, các sở, ngành, địa phương đã sử dụng hiệu quả, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng KT-XH.

Bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng NTM và lồng ghép các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 184 công trình đường GTNT; cứng hóa gần 50 km đường; phát quang lề đường, ngõ xóm trên 1.350 km. Đề án cứng hóa đường GTNT đã thực hiện cứng hóa gần 14 km, xây dựng 54 cầu, cống dân sinh thuộc dự án LRAMP. Bên cạnh đó, các địa phương đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 49 công trình thủy lợi nội đồng. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 80/131 xã đạt tiêu chí về giao thông; 123/131 xã đạt tiêu chí thủy lợi. Với kết quả này đã tạo điều kiện giúp người dân khu vực nông thôn đi lại, giao thương hàng hóa, sản xuất thuận lợi, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.

Cùng với đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, năm qua, từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn lồng ghép, các huyện, thành phố đã đầu tư xây dựng 62 công trình trường học; 293 công trình cơ sở vật chất văn hóa; nâng cấp, sửa chữa 9 công trình chợ nông thôn... Hệ thống lưới điện nông thôn cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Toàn tỉnh có 100% xã đạt tiêu chí về điện và thông tin - truyền thông, 69 xã đạt tiêu chí trường học, 75 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 128 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 105 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư.

Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn đã góp phần quan trọng giúp tỉnh có 58 xã về đích NTM, trung bình 1 xã đạt 15,31 tiêu chí; 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 46 khu dân cư kiểu mẫu. Đời sống Nhân dân ngày một nâng cao, đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 34,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%/năm.


Thu Hiền


Các tin khác


Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục