(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn có quốc lộ (QL) 6, QL 12B, đường Hồ Chí Minh đi qua, với tổng chiều dài gần 38 km; 6 tuyến tỉnh lộ do T.Ư ủy thác, tổng chiều dài gần 53 km. Ngoài ra, các tuyến đường huyện có chiều dài trên 54 km và hơn 500 km đường trục xã, liên thôn. Huyện đã, đang tranh thủ mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư các công trình giao thông trọng điểm với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, tập trung vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị để phấn đấu đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.


Hệ thống đường giao thông xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được cứng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Đồng chí Nguyễn Đắc Thắng, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện chia sẻ: Thời gian qua, huyện đã tập trung đầu tư các trục giao thông hướng tâm từ QL6, các đường vanh đai, tuyến tránh đô thị. Hiện tại, đang đầu tư đường trung tâm thị trấn đi xóm Cố Thổ, xã Hòa Sơn đấu nối vào quốc lộ 21, các tuyến đường nội thị như: Đường từ thị trấn đi khu công nghiệp Nhuận Trạch; đường vào cụm công nghiệp xóm Rụt, xã Tân Vinh... Đặc biệt ưu tiên kết nối với đường vành đai 5 Hà Nội đi qua địa bàn huyện. Đây là lợi thế để kết nối giao thông đô thị và phát triển KT-XH của huyện đồng đều giữa các vùng.

Song song với đó, huyện tập trung nguồn lực phát triển hệ thống GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ vậy, các tuyến đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từ đó góp phần đổi mới bộ mặt các miền quê, thúc đẩy KT-XH khu vực nông thôn. Trong lĩnh vực GTNT có dấu ấn quan trọng của người dân. Ở các xã, Nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường. Phong trào làm đường GTNT phát triển, lan rộng. Các xã thực hiện hiệu quả mô hình giao tổ tự quản các tuyến đường, như đường phụ nữ tự quản, đường thanh niên tự quản.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa 96 công trình hạ tầng giao thông; xây mới, nâng cấp, sửa chữa, nhựa hóa, bê tông hóa 268,79 km đường giao thông, nâng số km đường giao thông đạt chuẩn lên 590,22 km. Trong đó, đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bê tông hóa 109,4 km, đạt 100%; đường trục thôn, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa gần 240 km, đạt 96,15%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm hơn 90 km, đạt 57%. Tổng nguồn vốn huy động từ các chương trình, dự án để thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt 332,851 tỷ đồng. Từ kết quả này, đến nay, huyện có 100% xã đạt tiêu chí số 2.

Trong năm 2020, mặc dù còn nhiều khó khăn, song, huyện đã bố trí vốn làm mặt đường bê tông xi măng được gần 46 km, làm mặt đường bê tông nhựa 8,5 km; rải cấp phối đường xã, liên xóm 4,5 km. Theo Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện, giai đoạn 2021 - 2025, huyện tiếp tục nâng cấp tuyến đường đến trung tâm các xã để đảm bảo tiêu chí xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu. Mục tiêu huyện đặt ra đến năm 2025, các trục đường đến UBND các xã đều có điện đường. Đồng thời, trong thời gian tới, huyện cần đầu tư xây dựng khoảng 65 km đường, tổng vốn đầu tư khoảng 320 tỷ đồng để hoàn thiện 100% chất lượng tiêu chí số 2.

Để thực hiện tốt vai trò "giao thông đi trước mở đường", huyện định hướng sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, đầu tư ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Tập trung hoàn thành lập quy hoạch các xã NTM sau sáp nhập, trong đó chú trọng lập quy hoạch mạng lưới giao thông đảm bảo tính kết nối giữa các vùng và địa bàn xã - huyện - tỉnh.


Thu Hiền

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục