(HBĐT) - Ngày 23/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân tại huyện Lương Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng lãnh đạo huyện Lương Sơn kiểm tra sản xuất tại xã Nhuận Trạch.
*Tại huyện Lương Sơn: Theo kế hoạch, diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân năm 2021 của huyện là 4.290 ha, trong đó, lúa: 1.950 ha, cây mầu các loại: 1.740ha, cây hàng năm khác 600 ha. Tính đến ngày 22/2, toàn huyện đã cấy được 1.793,9 ha, đạt 92%; trồng màu 531,5 ha, đạt 22,7%. Toàn huyện gieo 60 tấn mạ, chất lượng mạ tốt không bị sâu bệnh và chết rét. Trên cây trồng cạn không có dịch bệnh lớn xảy ra; không có mạ chết rét. Huyện chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao như: riềng, sả, rau, củ các loại. Đàn vật nuôi của huyện phát triển ổn định. Tổng đàn trâu, bò 13.051 con; đàn lợn 46.704 con và gia cầm 1.294.000 con. Trên đàn vật nuôi không có dịch lớn xảy ra; không có gia súc, gia cầm chết rét. Hưởng ứng phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, đến ngày 22/2, toàn huyện trồng được 8.820 cây phân tán các loại; công tác chuẩn bị hiện trường và cây giống để phục vụ trồng rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo.
Tại huyện Lương Sơn, đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất tại xã Nhuận Trạch, Cư Yên và một số hồ chứa trên địa bàn.
* Tại huyện Yên Thủy: UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai sản xuất vụ chiêm xuân. Toàn huyện đã gieo trồng 2.568,69ha, đạt 36,19%. Trong đó, diện tích lúa đã cấy 468,3 ha, tăng 11,5% so với kế hoạch; ngô 654,88 ha, đạt 44,37%, khoai sọ 57,3 ha, đạt 86,82% kế hoạch... Nhìn chung, tại huyện Yên Thủy, diện tích gieo trồng hiện đều vượt kế hoạch đề ra. Các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện có xu hướng tăng so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm trước. Trước, trong và sau Tết Nguyên đán trên địa bàn huyện không có gia súc, gia cầm chết rét. Các dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát kịp thời. Từ ngày 17 - 22/2, toàn huyện trồng được 4.500 cây phân tán các loại.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT cùng lãnh đạo huyện Yên Thủy kiểm tra tiến độ gieo trồng tại xã Yên Trị.
Tại huyện Yên Thủy, đoàn đã tới kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Yên Trị và một số công trình thủy lợi trên địa bàn.
*Tại huyện Lạc Thủy: Vụ chiêm xuân năm nay, huyện sử dụng các giống tiến bộ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng như: Lúa lai chiếm 55%, lúa thuần 45%; 100% ngô lai. Đến hết ngày 22/2, huyện đã cấy được 1.315/ 1.384 ha, đạt 95% kế hoạch; ngô 750/910 ha, đạt 82,4% kế hoạch; rau đậu các loại 150 ha, đạt 30,8%. Huyện quyết tâm cấy lúa xong trước ngày 28/2, các cây màu khác trồng xong trước 15/3. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện chú trọng nuôi các con có giá trị kinh tế cao như lợn rừng lai, nhím, hươu; một số hộ đã mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất như nuôi bò Ba bê, bò sữa. Tổng đàn trâu của huyện là 4.800 con, bò 4.500 con, lợn 32.000 con, gia cầm 785.000 con, dê 6.500 con… Toàn huyện gieo ươm trên 2 triệu cây keo giống phục vụ trồng rừng. Từ ngày 17/2 đến nay, toàn huyện trồng được 33.000 cây phân tán, tăng 1,5 lần so với năm 2020. Huyện Lạc Thủy đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM được UBND tỉnh trình Trung ương thẩm định để công nhận huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
Tại huyện Lạc Thủy, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đi kiểm tra sản xuất tại xã Đồng Tâm; mô hình trồng dưa lưới tại khu chế biến organic farm tại xã Phú Thành và hoạt động điều tiết nước tại liên hồ Phú Lão, xã Phú Nghĩa.
Đoàn công tác của Sở NN&PTNT khảo sát thực tế tại hồ chứa thủy lợi liên hồ Phú Lão, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy).
Trao đổi với đoàn công tác của Sở NN&PTNT, đại diện 3 huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2021. Bên cạnh đó, các huyện mong Sở NN&PTNT hỗ trợ địa phương tìm kiếm các liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả; hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông sản; hỗ trợ kinh phí thực hiện các chuỗi giá trị để sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm chủ lực của địa phương. Tăng cường kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi đã xuống cấp như hồ chứa, bai dâng, kênh mương, cống để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước tưới…
Phát biểu tại buổi kiểm tra 3 huyện, lãnh đạo Sở NN&PTNT ghi nhận những kết quả mà các huyện đã đạt được trong sản xuất vụ chiêm xuân năm nay. Cơ bản các huyện đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Trong thời gian tới, các huyện cần quan tâm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất; phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, quan tâm công tác tái đàn lợn; phòng chống thiên tai, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi… Một số đề xuất của các huyện đoàn sẽ báo cáo với UBND tỉnh.
Thu Thủy
(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...
(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.
Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.
(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.