(HBĐT) - Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Xác định vụ xuân là vụ sản xuất chính, tạo tiền đề cho các vụ sản xuất trong năm, huyện đã chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch sản xuất vụ xuân trên cơ sở nghị quyết của huyện ủy. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đầy đủ giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh và thời gian sinh trưởng phù hợp cho từng địa phương; đảm bảo các điều kiện cần thiết, sẵn sàng đối phó với thời tiết. Cùng với đó, các xã chủ động tuyên truyền, vận động người dân đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, nạo vét kênh mương, điều tiết hợp lý nguồn nước phục vụ sản xuất. Đến hết tháng 2, toàn huyện cơ bản gieo cấy xong lúa xuân.



Nông dân xã Nam Thượng (Kim Bôi) chăm sóc dưa chuột vụ xuân.

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ nông sản của bà con nông dân, tuy nhiên, cây màu vụ đông của bà con đã thu hoạch xong để giải phóng đất sản xuất vụ xuân. Giá bán các loại nông sản giảm hơn so với năm ngoái nhưng người dân vẫn có lợi nhuận.

Vụ xuân năm nay, huyện phấn đấu cấy 2.464,8 ha, trồng dưa hấu 92 ha, dưa bở 134,8 ha, dưa chuột 179,3 ha; bí xanh, bí đỏ khoảng 589 ha. Là địa phương có diện tích cấy lúa nhiều nhất tỉnh, để đảm bảo đúng khung thời vụ, Phòng NN&PTNT huyện đã phối hợp các xã, thị trấn khảo sát diện tích đất đảm bảo các điều kiện để cấy lúa, khu vực nào có nguy cơ thiếu nước chuyển sang trồng cây màu. Lúa được cấy tập trung tại các xã Nuông Dăm, Kim Bôi, Nam Thượng và thị trấn Bo. Huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các giống lúa có năng suất cao, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thời gian sinh trưởng ngắn dưới 130 ngày như: TBR225, BC15 kháng đạo ôn, Thiên ưu 8, VRN20… Với quyết tâm tạo nên một vụ sản xuất thắng lợi trên mọi phương diện, ngay từ mùng 2 Tết Nguyên đán, bà con nông dân khắp các xã, thị trấn đã nô nức xuống đồng.

Thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để Kim Bôi phát triển trồng cây màu và các loại rau. Vụ chiêm xuân năm nay, nông dân các xã: Đú Sáng, Kim Lập, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa đặt niềm tin, hy vọng vào những vườn dưa chuột, bí xanh, bí đỏ phát triển xanh tốt. Anh Bùi Văn Thạch, thôn Nam Bái, xã Nam Thượng chia sẻ: Gia đình tôi trồng dưa chuột nếp hơn 10 năm nay. Giá trị kinh tế của dưa chuột nếp cao hơn hẳn so với cây lúa và một số cây màu, rau đậu khác. Với diện tích 3.700 m2, gia đình tôi trồng 1 vụ dưa chuột vào vụ xuân sau đó trồng lặc lày. Để đảm bảo kỹ thuật về khoảng cách giữa các hàng, tôi đầu tư làm cột bê tông, giăng dây cho dưa chuột và lặc lày leo. Một vụ dưa chuột thu được khoảng 7 - 8 tấn, giá bán từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Hiện, thời tiết thuận lợi để dưa chuột phát triển, nguồn nước đảm bảo. Chúng tôi chỉ mong tình hình dịch Covid-19 ổn định để bà con dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.

Song song với trồng trọt, công tác chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp duy trì ổn định. Toàn huyện hiện có khoảng 7,1 nghìn con bò, hơn 5 nghìn con, 56,1 nghìn con lợn, đàn gia cầm trên 610 nghìn con. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được các xã, thị trấn thực hiện nghiệm túc, các dịch bệnh được khống chế kịp thời, không để lây lan rộng. Hưởng ứng Tết trồng cây, các địa phương đang chuẩn bị hiện trường và cây giống để trồng 800 ha theo kế hoạch đề ra. 

Tiến độ sản xuất vụ chiêm xuân của huyện được đánh giá đảm bảo theo đúng khung thời vụ. Người dân đã hoàn thành việc cấy lúa trong tháng 2; phấn đấu trồng xong các loại cây màu trước ngày 15/3. Tuy nhiên, để đảm bảo thắng lợi trong sản xuất, nông dân cần chủ động bám đồng theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng; tăng cường giám sát, theo dõi, dự báo chính xác tình hình sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; chú trọng vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn thương hiệu đã đạt được đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi.


Thu Thủy


Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục