(HBĐT) - Đầu xuân này, chúng tôi đến thăm xóm Dụ Phượng, xóm có truyền thống trồng rừng hiệu quả của xã Mông Hóa (TP Hòa Bình). Cây rừng sản xuất đã phủ kín toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của xóm.


Ông Nguyễn Xuân Phong, xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) kiểm tra sự phát triển của rừng keo.

Ông Nguyễn Xuân Phong là một trong những người trồng rừng đầu tiên của xóm, hiện diện tích rừng sản xuất của gia đình ông khoảng 20 ha, chủ yếu trồng keo, có tuổi đời 4 năm, đến năm 2024, tức là chu kỳ cây 7 năm sẽ khai thác luân phiên. Ông Phong cho biết: Đất đai của xóm phù hợp nhất là trồng keo. Người dân bắt đầu trồng rừng sản xuất từ năm 2006, đến nay, toàn bộ diện tích rừng của xóm khoảng 400 ha, gia đình nhiều có tới hàng chục ha rừng. Những năm gần đây, người dân đã chú trọng đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Trồng rừng đầu tư khoảng 20 triệu đồng/ha, chi phí chủ yếu ở 3 năm đầu, bao gồm tiền giống, phân bón, công chăm sóc. Sau khoảng 7 năm thu được khoảng 80 triệu đồng/ha (chưa trừ chi phí). Trồng rừng tập trung theo hướng thâm canh hiện là hướng phát triển kinh tế hiệu quả nhất ở xóm Dụ Phượng. Người dân trong xóm có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình khá giả nhờ trồng rừng sản xuất, có nguồn thu tiền trăm triệu đồng hàng năm như gia đình các ông: Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Văn Thanh, Phạm Ngọc Nghị…

Xã Mông Hóa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Mông Hóa và Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.386 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp 3.143,85 ha, riêng đất rừng sản xuất 2.200 ha, đất rừng phòng hộ 2.555,73 ha, đất rừng đặc dụng 688,11 ha, đất của hộ gia đình, cá nhân 1.315,82 ha.

Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa Nguyễn Văn Bộ cho biết: Trồng cây, trồng rừng đã trở thành nét đẹp truyền thống, phong trào rộng khắp, thu hút sự tham gia của các ngành, đoàn thể, trường học, cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiều năm nay, xã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Cây xanh đang phủ kín đất trống đồi trọc, mở ra hướng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, cải thiện dân sinh. Hàng năm, xã xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng, luôn hoàn thành các chỉ tiêu trồng rừng hàng năm. Trên địa bàn cũng đã hình thành mô hình liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Năm 2020, xã trồng mới sau khai thác 88 ha, đạt 146,7% kế hoạch, độ che phủ rừng đạt 54%. Người dân chú trọng đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả giá trị rừng trồng. Nhiều gia đình có cuộc sống khá giả từ trồng rừng sản xuất.
Năm 2021, xã tiếp tục định hướng cho người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non sản xuất dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn, nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ, góp phần vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trường. Quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao, đáp ứng tiêu chí bền vững; điều chỉnh cơ cấu giống cây lâm nghiệp trồng trong rừng phòng hộ theo hướng tăng cây đa tác dụng, đa mục tiêu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.  Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt, phá rừng trái pháp luật, nhất là trong mùa khô 2020 - 2021; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và đóng cửa rừng tự nhiên; kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.


P.V

Các tin khác


Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục