(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều thế mạnh về các mặt hàng xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản chủ lực. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cũng như các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh ổn định. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dần chuyển sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp cao, chế biến, chế tạo; thị trường được mở rộng. Qua đó đóng góp tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. 
Bài 1 - Tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy xuất khẩu

>> Bài 2 - Kỳ vọng về sự bứt phá hàng xuất khẩu 


Công ty CP Hồng Gia Bảo, xã Đông Lai (Tân Lạc) đầu tư sản xuất gỗ dăm xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: P.V

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thúc đẩy hàng xuất khẩu, ngày 28/12/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 12-KL/TU về nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành các quyết định phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”; Đề án "Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”; Đề án phát triển KH&CN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh cũng có quyết định ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phát triển KH&CN; phê duyệt chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2018 - 2020... và ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai trên các lĩnh vực phát triển kinh tế.

Những năm qua, cùng với chú trọng thực hiện công tác quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến các DN hoạt động xuất khẩu về tiêu chuẩn hàng hóa, bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức việc áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng. Chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh của tỉnh...

Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: 5 năm qua, tỉnh có DN hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả về số lượng, quy mô. Đến nay, trong tỉnh có 49 DN hoạt động XNK, tăng 40% so với năm 2015. Hiện, khu công nghiệp Lương Sơn đã hoàn chỉnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên thu hút được nhiều DN xuất khẩu, DN vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, kết cấu thép, may mặc. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Tỉnh đang có cơ hội rất lớn để thúc đẩy phát triển hàng xuất khẩu khi Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đặc biệt là Hiệp định giữa Việt Nam và các nước EU có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, đây là hiệp định rất sát với địa phương chúng ta, liên quan đến xuất khẩu, tiếp cận được với những thị trường mới. Thời gian qua, tình hình chiến tranh thương mại, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến nền kinh tế của cả nước, trong đó có tỉnh Hòa Bình, nhất là đối với lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu. Song, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư, các gói hỗ trợ sản xuất; sự chỉ đạo sát sao của tỉnh và nỗ lực của cộng đồng DN đã giúp kim ngạch XNK tỉnh tăng trưởng ổn định.

Công ty CP Hồng Gia Bảo, xã Đông Lai (Tân Lạc) hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, trong đó có sản xuất gỗ dăm xuất khẩu; giải quyết việc làm cho 100 lao động với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Anh Nguyễn Tiến Dũng, quản lý công ty chia sẻ: Năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến SX-KD của công ty, khiến doanh thu sụt giảm, đơn giá nguyên liệu, đơn giá thành phẩm bán ra cũng giảm mạnh. Trước sự tác động rất sâu của dịch bệnh, để duy trì sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, chúng tôi chủ động tìm thêm khách hàng để mở rộng đối tác nhập hàng, tìm thêm đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào nhằm tăng sản lượng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu SX-KD. Trong năm nay, công ty sẽ mở rộng quy mô SX-KD, xây dựng nhà máy ván ép để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Ngoài sản xuất, chế biến gỗ, Công ty CP Hồng Gia Bảo đang liên doanh với một doanh nghiệp Hàn Quốc xây dựng nhà máy dệt kim trên địa bàn xã Thanh Hối nhằm đa dạng, nâng cao hơn nữa chất lượng hàng xuất khẩu. Giai đoạn đầu xây dựng từ quý I - III/2021, khi hoàn thành, nhà máy dự kiến lắp đặt 700 máy dệt, thu hút khoảng 500 lao động.

Nhằm thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu, tỉnh đã tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước; hỗ trợ các DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cũng như phát triển giao thương. Đồng thời, vận động, mời các tổ chức, cá nhân SX-KD trên địa bàn tỉnh tham gia hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm thương mại tại các tỉnh, thành phố nhằm giới thiệu, quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh đã phê duyệt triển khai 59 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP. Chú trọng tổ chức học tập, nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xác định xu hướng và đối tác đầu tư, cũng như liên kết với các tổ chức xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành, địa phương thực hiện quảng bá tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư của tỉnh.

Ngoài ra, việc áp dụng KH-CN vào SX-KD được xác định là một trong những yếu tố tạo nên thành công để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, từ đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh. Công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN vào sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu được chú trọng. Tỉnh đã có 1 đề tài cấp quốc gia; 7 dự án thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi; 12 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trên các lĩnh vực.

Cùng với đó, công tác sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc, xuất xứ, sở hữu công nghệ, thương hiệu sản phẩm được đặc biệt quan tâm. Hiện, toàn tỉnh có 24 văn bằng được bảo hộ; 74 đối tượng sở hữu trí tuệ được khai thác sử dụng; hỗ trợ các tổ chức, tập thể xây dựng, tạo lập và đăng ký bảo hộ thành công 15 nhãn hiệu tập thể, 7 nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông sản, đặc sản, truyền thống. Hoạt động sở hữu trí tuệ đã trực tiếp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường...

(Còn nữa)

Hoàng Nga


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục