(HBĐT) - Đó là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hòa Bình đặt ra và thực hiện nghiêm trong nhiều năm qua, từ đó đóng góp quan trọng cùng ngành Tài chính thực hiện hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của T.Ư và địa phương, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.



Cán bộ, công chức KBNN Hòa Bình luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Năm 2020, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thiên tai, song, các đơn vị KBNN trong tỉnh luôn bám sát dự toán NSNN, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn để tập trung nhanh, hoạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách. Cung cấp thông tin số liệu thu ngân sách thường xuyên, liên tục cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ công tác điều hành thu ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện ủy nhiệm thu tại các ngân hàng thương mại để tăng cường phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, góp phần tập trung nhanh nguồn thu, thanh toán, chi trả kịp thời cho NSNN, hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý ngân quỹ Nhà nước.

Bên cạnh đó, các đơn vị KBNN tích cực tham mưu cho các cấp chính quyền trong công tác quản lý, điều hành quỹ NSNN; kịp thời công khai, phổ biến các thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách mới, cũng như chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các đơn vị thụ hưởng NSNN và các chủ đầu tư.

Xác định cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, KBNN tỉnh đã triển khai toàn diện các nhiệm vụ về công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính. Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình một cửa, một giao dịch viên, đặc biệt đẩy mạnh dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Theo đánh giá của đồng chí Lê Hoài Thanh, Giám đốc KBNN tỉnh, thời gian qua, các đơn vị thuộc KBNN Hòa Bình đã tích cực triển khai và bước đầu làm tốt công tác tuyên truyền lợi ích của sử dụng DVC trực tuyến đến các đơn vị sử dụng ngân sách. Lấy kết quả triển khai thực hiện làm cơ sở bình xét thi đua năm 2020. Đến 31/10/2020, toàn tỉnh có 1.266/1.266 đơn vị tham gia, đạt 100%, hoàn thành sớm hơn 2 tháng so với quy định của Chính phủ; tổng số hồ sơ giao dịch qua DVC trực tuyến đạt trên 94%.

Những năm qua, song song với công tác quản lý thu NSNN, việc kiểm soát chi luôn được chú trọng. Đặc biệt là trong năm 2020, bám sát các nghị quyết, kế hoạch của T.Ư và tỉnh, nhất là ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 và tiết kiệm trong chi thường xuyên, KBNN Hòa Bình đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao đối với các khoản chi của NSNN. Trong đó, đã kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên, nhất là chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài... Ưu tiên kiểm soát thanh toán nhanh, kịp thời kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định; cung cấp số liệu giải ngân hàng ngày cho lãnh đạo UBND tỉnh, phục vụ việc quản lý điều hành NSNN.

Trong năm 2020, KBNN toàn tỉnh đã kiểm soát chi thường xuyên đạt 9.760,9 tỷ đồng, bằng 110,3% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 105,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Qua đó, từ chối thanh toán 4.280 món với tổng số tiền 330,8 tỷ đồng, chủ yếu do thiếu thủ tục, 23 món vượt dự toán. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, qua kiểm soát chi từ chối thanh toán 674 món, số tiền 370,4 tỷ đồng, lý do chủ yếu là lập chưa đúng với dữ liệu yêu cầu của hệ thống DVC.

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật cao, KBNN Hòa Bình đã, đang nỗ lực cao nhất hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, cùng chung sức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2021.


Bình Giang

Các tin khác


Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới

 (HBĐT) - Đó là chủ đề hoạt động ngày Quyền của người tiêu dùng (NTD) Việt Nam năm 2021. Hưởng ứng ngày Quyền của NTD Việt Nam, tỉnh có nhiều hoạt động ý nghĩa để kêu gọi, động viên, khuyến khích các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và NTD tham gia các hoạt động, nhằm góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng, phát triển kỹ năng tiêu dùng phù hợp với tình trạng bình thường mới.

Dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư bắc Trần Hưng Đạo: Góp phần thay đổi bộ mặt đô thị trung tâm thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư bắc Trần Hưng Đạo (TP Hoà Bình) có tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng, với trên 760 căn hộ, do Công ty CP bất động sản Sao Vàng là chủ đầu tư. Dự án dự kiến hoàn thành trong quý II/2022 sẽ như một điểm nhấn, tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ khu trung tâm hành chính của tỉnh trong tương lai.

Tín hiệu vui thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước

(HBĐT) - Năm 2021, tỉnh được Chính phủ giao thu ngân sách nhà nước (NSNN) 4.158,4 tỷ đồng; HĐND, UBND tỉnh giao 4.820 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, dưới sự lãnh đạo sát sao của UBND tỉnh, các cấp, ngành đã khẩn trương vào cuộc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 19/1/2021 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN và QP-AN tỉnh năm 2021.

Công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu"

(HBĐT) - Ngày 11/3, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố Chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Tỏi tía Mai Châu" cho sản phẩm củ tỏi sản xuất tại xã Thành Sơn. 

Tăng trên 500 ha nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành thủy sản, hàng năm, Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thả cá giống vào các vùng nước tự nhiên với một số loài cá không có khả năng sinh sản tự nhiên trong hồ nhằm tái tạo nguồn lợi, tăng sản lượng khai thác; chú trọng phát triển nuôi trồng trên các hồ thủy lợi, nhất là nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình.

Chương trình OCOP - “làn gió mới” cho sản phẩm địa phương phát triển

(HBĐT) - Sản phẩm OCOP tạo động lực cho các chủ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy sản xuất theo chuỗi liên kết. Đó là cơ hội để các làng nghề, HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát huy, khai thác tiềm năng, tinh hoa của mình. Nhiều sản phẩm sau khi được công nhận và sử dụng nhãn hiệu OCOP tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại.

Bài 2 - Cơ hội vàng, thách thức lớn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục