(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm đã, đang phát triển sản xuất hàng hóa như: Nhãn, thanh long, chuối, bí xanh, bí đỏ; đặc biệt, nhiều sản phẩm lợi thế vùng miền như: Mía tím, chè, ngô nếp, quả ôn đới, cây gia vị và cây dược liệu. Nhiều sản phẩm nêu trên đã, đang được xuất khẩu (nhãn, chuối, mía, bí, rau, dưa chuột, gừng...). Các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh ban hành đề án, nghị quyết phát triển cấp mã số vùng trồng (MSVT) cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế, phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, đưa Hòa Bình thành một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện đồng bộ hoạt động này.

 


Sản phẩm chuối của Hợp tác xã sản xuất chế biến nông thuỷ sản Phú Cường - Sông Đà được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Cuối tháng 3 vừa qua, HTX sản xuất chế biến nông thủy sản Phú Cường - Sông Đà đã tổ chức đóng gói, làm thủ tục xuất 20 tấn chuối được cấp MSVT xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tất cả các yêu cầu trồng trọt, cũng như quy trình sơ chế, đóng gói sản phẩm chuối tươi của HTX được thực hiện theo tiêu chuẩn sản xuất an toàn. Ông Trần Văn Tú, Giám đốc HTX cho biết: Năm ngoái, HTX đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, những quy chuẩn về đóng gói chưa được thực hiện thì đến năm nay đã hoàn thiện, sản phẩm chuối đã xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Diện tích chuối của HTX khoảng 25 ha, sản lượng khoảng 750 tấn/năm, tất cả sẽ được xuất khẩu. Bên cạnh đó, HTX đưa vào thử nghiệm trồng hơn 2 ha khoai lang tím, cũng được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu. 

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho biết: MSVT đã được quy định rõ tại Điều 64, Luật Trồng trọt (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020), theo đó: "MSVT là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng". Để được cấp mã số thì vùng trồng phải đáp ứng nhiều yếu tố như: Được trồng tập trung, thuần loài, diện tích phù hợp và được định vị, áp dụng quy trình đồng nhất về canh tác, phòng trừ dịch bệnh, nhật ký đồng ruộng đầy đủ, đặc biệt là nhật ký về xử lý thuốc bảo vệ thực vật, đã được cấp chứng nhận hoặc chứng minh được việc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến (GAP). Đi liền với cấp MSVT là việc cấp mã số cơ sở đóng gói, đây là yêu cầu căn bản để thực hiện quy định kiểm dịch thực vật xuất khẩu. Cũng như MSVT, một cơ sở đóng gói chỉ được cấp mã số khi đáp ứng được những điều kiện cơ bản như: Diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất; có đầy đủ trang thiết bị; nguồn nước sơ chế đảm bảo an toàn; hàng luân chuyển theo nguyên tắc 1 chiều; khu vực đóng gói không có sự có mặt của côn trùng; người đóng gói phải đảm bảo đủ sức khỏe, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động...  

MSVT và mã số cơ sở đóng gói (MSCSĐG) giúp chứng minh cho sự quản lý chặt chẽ từ khâu tổ chức sản xuất, chứng nhận an toàn thực phẩm, đến khâu thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm, phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai, khi quá trình hội nhập, cạnh tranh ngày càng sâu rộng. 

 Tính đến tháng 10/2020, riêng đối với thị trường Trung Quốc, cả nước đã có 1.742 MSVT với diện tích 185.196 ha, 1.840 MSCSĐG cho 9 loại quả tươi xuất khẩu sang thị trường này. Tại khu vực phía Bắc, một số tỉnh đã thực hiện khá thành công việc cấp, quản lý mã số trên các vùng trồng nhãn, vải, chuối, dưa hấu, thanh long xuất khẩu..., như tỉnh Hải Dương có 95 MSVT, 120 MSCSĐG; tỉnh Bắc Giang có 215 MSVT, 289 MSCSĐG; tỉnh Sơn La có 130 MSVT, 37 MSCSĐG... Đối với Hòa Bình, hoạt động hỗ trợ cấp MSVT, MSCSĐG được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Đến hết 2020, tỉnh đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cấp 9 MSVT với diện tích 76,3 ha và 7 MSCSĐG. Năm 2020, đã có 120 tấn nhãn Sơn Thủy của huyện Kim Bôi, 180 tấn chuối của TP Hòa Bình được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. 

Nhìn chung, việc cấp MSVT ở tỉnh còn rất khiêm tốn, kém xa tiềm năng phát triển và yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, việc sơ chế, đóng gói sản phẩm đúng quy định mới chỉ thực hiện được ở một số ít doanh nghiệp cho một số sản phẩm rau, chuối, chè. Đại đa số hiện nay, việc sơ chế đóng gói sản phẩm trồng trọt của các hộ dân, HTX, doanh nghiệp diễn ra ngay trên đồng ruộng, hay tại những cơ sở nhỏ, không được trang bị dụng cụ, thiết bị phù hợp, chính vì vậy, chất lượng, mẫu mã sản phẩm không đồng đều, chưa đi đúng tâm lý khách hàng.

Để khắc phục những hạn chế trên, các ngành chức năng đã tham mưu cho tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 4/1/2021, BCH Đảng bộ, BTV Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa nội dung hỗ trợ cấp MSVT cho các sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế của tỉnh vào chương trình công tác trọng tâm năm 2021 (Chương trình số 03-CTr/TU). Trên cơ sở đó, nghiên cứu ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ cấp MSVT cho sản phẩm trồng trọt chủ lực, lợi thế phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Lê Chung

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục