(HBĐT) - Đường sá đi lại thuận tiện giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, giao thương hàng hóa thông suốt, thúc đẩy KT-XH phát triển... Đó là những giá trị thiết thực mang lại từ chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.


Giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp giúp người dân xã Tú Lý (Đà Bắc) có điều kiện phát triển KT-XH.

Theo Sở GTVT, Đề án cứng hoá đường GTNT tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND, ngày 28/8/2017, được điều chỉnh tại Quyết định số 2937/QĐ-UBND, ngày 26/12/2019, với tổng khối lượng thực hiện 977 km; tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng; tổng số km đường GTNT được cứng hoá bằng bê tông xi măng và đá dăm láng nhựa giai đoạn 2017 - 2020 là 1.061 km, tổng kinh phí trên 2.300 tỷ đồng.

Đề án thực hiện lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, 135... cơ bản đã hoàn thành, khối lượng hoàn thành vượt 84 km so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đường GTNT được nhựa hoá, bê tông hoá tăng từ 36,43% cuối năm 2016 lên 57% cuối năm 2020. Các tuyến đường được thực hiện bằng hình thức "Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân tự làm", hiệu quả kinh tế cao, giảm gánh nặng đầu tư xây dựng đường giao thông cho ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện đề án góp phần nâng cao ý thức xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTNT của Nhân dân. Riêng năm 2020, tổng số km đường GTNT được cứng hóa bằng bê tông xi măng và đá dăm láng nhựa trên địa bàn tỉnh là 303,14 km, tổng kinh phí huy động 847.044 triệu đồng, trong đó, huy động trong Nhân dân 32.662 triệu đồng. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 74/131 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn nhiều nơi trên địa bàn tỉnh khang trang, sạch đẹp hơn, việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các địa phương, khu vực thuận lợi hơn.

Tại huyện Lương Sơn, những năm qua, huyện tập trung nguồn lực phát triển hệ thống GTNT gắn với xây dựng NTM. Các tuyến đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Tại nhiều địa bàn trong huyện, người dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường. Năm 2020, huyện bố trí vốn làm mặt đường bê tông xi măng được gần 46 km, làm mặt đường bê tông nhựa 8,5 km; rải cấp phối đường xã, liên xóm 4,5 km. Thống kê cả giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa 96 công trình hạ tầng giao thông; xây mới, nâng cấp, sửa chữa, nhựa hóa, bê tông hóa gần 269 km đường giao thông, nâng số km đường giao thông đạt chuẩn lên trên 590 km. Tổng nguồn vốn huy động từ các chương trình, dự án để thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông gần 333 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, theo đánh giá, nguồn kinh phí hỗ trợ cho đề án từ ngân sách địa phương còn hạn hẹp; công tác huy động nguồn lực ở một số xã khó khăn; việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đối với các tuyến đường huyện, xã chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tuyến đường nhanh bị xuống cấp sau đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, một trong những mặt còn tồn tại trong quá trình triển khai cứng hóa GTNT thời gian qua là có những địa phương rất cần được hỗ trợ về xi măng, nguồn lực nhưng lại không nằm trong diện được hỗ trợ, dẫn đến không thể triển khai. Các khu vực này nhìn chung còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như phát triển KT-XH. Chính vì vậy, theo đồng chí Vũ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT, việc triển khai đề án thời gian tới trên tinh thần phát huy vai trò của các địa phương, đồng thời, huy động sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp và người dân. Đối với các tuyến đường có yêu cầu kỹ thuật không cao, có sẵn thiết kế mẫu, khu vực tập trung đông dân cư ưu tiên thực hiện bằng hình thức "Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân tự làm”. Đối với các tuyến đường có yêu cầu kỹ thuật cao, qua khu vực dân cư thưa thớt sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ toàn bộ chi phí; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành và địa phương gắn với chương trình xây dựng NTM, dành nguồn lực thực hiện thành công đề án trong giai đoạn tới.

GTNT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn, cần được ưu tiên đầu tư. Chính vì vậy, Đề án cứng hoá đường GTNT tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến sắp được tiếp tục triển khai kỳ vọng góp phần thúc đẩy hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, thông thương hàng hóa. Từ đó, giúp các địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, tích cực phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP.

Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục