(HBĐT)-Ảnh hưởng của dịch Covid-19 chính là một "phép thử” đối với các cửa hàng bán lẻ tại TP Hòa Bình. Họ phải học cách thích nghi và thay đổi mô hình kinh doanh để có thể tồn tại qua mùa dịch.

 


Do chưa am hiểu về kinh doanh online, bà Dương Thúy Hồng,  phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chủ quán bún cá phải bán thêm nhiều mặt hàng. 

Kể từ khi có ca dương tính với Covid-19, người dân được khuyến cáo thực hiện thông điệp "5K" của Bộ Y tế. Chính vì sự xuất hiện của dịch Covid-19 khiến cho việc kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ bị ảnh hưởng, khi phần lớn thị trường bán lẻ ở TP Hòa Bình đều theo phương thức bán hàng truyền thống. Chị Trần Liên, chủ shop thời trang xuất khẩu (phường Tân Thịnh) cho biết: "Từ khi xuất hiện dịch       Covid-19, việc kinh doanh của tôi trở nên khó khăn. Mọi người hạn chế đi du lịch và tổ chức sự kiện nên chẳng mấy ai mua quần áo mới. Doanh thu sụt giảm, tôi đã đăng bán hàng thêm trên các mạng xã hội facebook, zalo. Tuy nhiên, chưa thấy có hiệu quả bởi tôi chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh online”. Chị Liên chia sẻ, doanh thu giảm nghiêm trọng, vì vậy, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài có thể sẽ phải thanh lý hàng hóa, trả lại mặt bằng kinh doanh.

Bà Dương Thúy Hồng, chủ quán bún cá Thái Lan Mai Anh ở chợ Tân Thành (phường Hữu Nghị) cũng bày tỏ khó khăn trong thời gian phải đóng cửa vì thực hiện giãn cách xã hội. Bà Hồng đã cao tuổi nên không biết cách bán hàng online qua các trang mạng xã hội, vì vậy, cửa hàng không có doanh thu. Ngoài ra, bà vẫn phải bù lỗ chi phí thuê nhà. Ngày 1/6, việc giãn cách được nới lỏng, bà Hồng đã mở cửa bán hàng trở lại, tuy nhiên, khách tới quán ăn vẫn vắng. Bà phải bán thêm một số mặt hàng khác như lạc rang, chè đỗ đen, măng chua tại quán để tăng thêm thu nhập.

Theo khảo sát thực tế, tuy giãn cách xã hội đã được nới lỏng nhưng chỉ có cửa hàng kinh doanh thực phẩm, y tế và nhu yếu phẩm hoạt động thường xuyên. Những cửa hàng kinh doanh các mặt hàng khác chỉ hoạt động cầm chừng hoặc vẫn đóng cửa.

Sự khó khăn mà dịch Covid-19 đem lại khiến thị trường bán lẻ cần phải thay đổi để thích ứng. Theo các chuyên gia, Covid-19 khiến cho cuộc tấn công mạnh mẽ của thương mại điện tử vào thị trường bán lẻ truyền thống. Giờ đây, không cần ra đường, không cần tới cửa hàng, chỉ cần lên mạng bằng những cú click là chúng ta đã có thể mua sắm trực tuyến và được vận chuyển tới tận nhà rất tiện lợi. Các cửa hàng bán lẻ buộc phải thay đổi, đổi mới kênh phân phối nếu không muốn "tự diệt”.

Có thể thấy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh, dịch vụ lao đao. Thế nhưng, vẫn có những cửa hàng có doanh thu tốt nhờ sự linh hoạt thay đổi hình thức kinh doanh. Shop thời trang Bae Mali (phường Thống Nhất) của chị Phương Linh là một trường hợp như vậy. Chị Linh cho biết, mặc dù nhiều cửa hàng thời trang lao đao mùa dịch Covid-19 nhưng shop vẫn có doanh thu tốt. Bởi chị đã đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến trên tất cả các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee. Chạy quảng cáo cho kênh bán hàng trên fanpage facebook và instagram. "Tôi cảm thấy rất vui vì doanh số bán hàng ngày càng cao. Có những ngày tôi bán được 100 - 150 đơn hàng qua các kênh online. Qua việc đẩy mạnh bán hàng online, tôi có thể tiếp cận được khách hàng trên mọi miền Tổ quốc chứ không chỉ riêng khách hàng ở Hòa Bình hay Hà Nội” - chị Linh chia sẻ. Nhờ doanh số bán hàng tốt đem lại doanh thu cao, mới đây chị Linh đã chuyển và mở thêm kho, cửa hàng bán hàng truyền thống tại Hà Nội ngay trong mùa dịch.

Nước ta có hơn 70% dân số tham gia internet, đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng cho việc khai thác các trang thương mại điện tử, kinh doanh online trên các trang mạng xã hội. Vì thế, người kinh doanh cần phải biết linh hoạt nắm bắt thời cơ, thay đổi và cân nhắc kỹ lưỡng chiến lược kinh doanh.

                                                                  Mai Anh (TTV)

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục