(HBĐT) - Cùng với thực trạng tình hình dịch bệnh Covid-19, bà con nông dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) vừa trải qua kỳ thu hoạch khó khăn. Một số nông sản chủ lực của địa phương, nhất là bí xanh bị rớt giá mạnh do phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Trong khi đó, các diện tích cây trồng theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp lại phát huy hiệu quả rõ rệt.


Nông dân xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) trồng dưa theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ ổn định.

Là một trong những hộ tiên phong thực hiện chuyển đổi từ trồng ngô sang dưa chuột bao tử, anh Bùi Văn Tuấn ở xóm Trắng Đồi vừa đón thêm mùa "quả ngọt" trên diện tích đất ruộng vốn trước chỉ trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu. Anh Tuấn phấn khởi cho biết: Với diện tích 1.500 m2, nếu trồng ngô, trồng lúa thì dù có ra sức thâm canh cũng chỉ thu được 7 - 8 triệu đồng. Tuy nhiên, khi gia đình chuyển sang trồng dưa chuột bao tử có kênh bao tiêu sản phẩm của một doanh nghiệp tỉnh Hà Nam, giá trị mang lại cao gấp nhiều lần. Vụ vừa rồi thu trên 4 tấn sản phẩm, với giá thu mua bình quân 11.000 đồng/kg, tổng doanh thu đạt được gần 50 triệu đồng.

Một hộ dân khác ở xóm Trắng Đồi là bà Bùi Thị Thưởm trồng dưa chuột bao tử trên diện tích 700 m2. Vừa qua, gia đình bà thu được 1,5 tấn sản phẩm. Sau khi bán cho doanh nghiệp, bà nhận được số tiền gần 20 triệu đồng. Bà Thưởm chia sẻ: Gia đình tôi là hộ mới chuyển đổi ở vụ này sau khi thấy một số hộ trồng dưa chuột bao tử cho hiệu quả cao, kỹ thuật canh tác khá đơn giản. Cái lợi và yên tâm nhất với nông dân là thời gian sản xuất ngắn, lại không lo đầu ra sản phẩm.

Ước tính, trên địa bàn xã đang có khoảng hơn 50 hộtrồng dưa chuột bao tử theo hướng liên kết với doanh nghiệp tổ chức thu mua. Số hộ tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ nhiều nhất ở xóm Trắng Đồi và Bợ. Thống kê đến thời điểm này có khoảng hơn 10 ha dưa chuột bao tử trồng theo liên kết, riêng xóm Trắng Đồi trồng trên 6 ha, các xóm Vành, Bợ, Cát trên 4 ha.

Những hộ trồng dưa chuột bao tử ở xã Yên Phú cũng cho biết, đây là cây trồng ngắn ngày, có thể sản xuất 2 vụ/năm, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch hết quả trong 3 tháng. Bà con có thể trồng 1 vụ từ tháng 2 - 4 và 1 vụ từ tháng 11 - 1 hàng năm trên những đồng đất đảm bảo về nguồn nước tưới. Hiện nay, ở nhiều xứ đồng các xóm đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, không còn tình trạng ruộng đất manh mún, hệ thống kênh mương tưới tiêu ổn định nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, triển khai các liên kết sản xuất - tiêu thụ thuận lợi.

Đồng chí Bùi Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã đánh giá: Mô hình trồng dưa bao tử liên kết tiêu thụ đang được nhân rộng tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cấp ủy, chính quyền địa phương đồng thời khuyến khích nông dân chuyển đổi những chân ruộng màu mỡ, thuận lợi trong tưới tiêu, vận chuyển hàng hóa sang trồng loại cây có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, tích cực triển khai, phối hợp các cơ quan chuyên môn phổ biến, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho Nhân dân. Thường xuyên cập nhật, cung cấp những thông tin về giá cả, thị trường và tuyên truyền, vận động người dân xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Địa phương cũng đang tiếp tục xây dựng một mô hình trồng trọt gắn với đầu ra bền vững và tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác, tập trung cho mô hình trồng rau an toàn và thành lập HTX tại xóm Húng.


Bùi Minh


Các tin khác


Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục