2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.


Dịch bệnh COVID-19 tác động lên sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, làm giảm đà tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Ảnh minh họa: TL

Vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL đang rất khó khăn

Chiều 15.9, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Duy Đông nhấn mạnh:

Các tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng, thu ngân sách, xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố phía Nam triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội  năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cả nước, dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, thời gian giãn cách dài đã gây rất nhiều khó khăn cho mọi hoạt động của đời sống nhân dân, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL, đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 vùng.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của 2 vùng trong 6 tháng đầu năm đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng cả nước (vùng ĐBSCL đạt 4,5%, vùng Đông Nam Bộ đạt 4,58%, cả nước là 5,64%).

"Mặc dù một số địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung cả nước như Bình Phước (6,16%), Tây Ninh (7,04%), Bình Dương (7,23%), Long An (6,06%), Bến Tre (6,47%), Bạc Liêu (7,17%) nhưng trước tình hình ảnh hưởng nặng của dịch bệnh thì dự kiến cả năm 2021, tốc độ tăng trưởng của 2 vùng còn thấp hơn nữa, thậm chí một số tỉnh, thành phố có thể bị tăng trưởng âm” – Thứ trưởng Trần Duy Đông lưu ý.

Trong 8 tháng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm do trong công tác giải phóng mặt bằng còn tình trạng khiếu nại giá bồi thường, không đồng ý bàn giao mặt bằng; khung giá đất có thay đổi làm ảnh hưởng phương án giải phóng mặt bằng...

Một số nhà thầu nước ngoài gặp khó khăn khi nhập cảnh trong bối cảnh dịch COVID-19 làm ảnh hưởng công tác thanh quyết toán. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có biến động (cát, sắt thép,...) so với dự toán phê duyệt, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án.

Gỡ các nút thắt để tăng trưởng vùng

Theo bà Bùi Thị Thu Thuỷ - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ KHĐT), trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đã phải tập trung ưu tiên cho công tác phòng chống dịch.

Để đạt các mục tiêu đề ra, trong những tháng cuối năm, ĐBSCL tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với ưu tiên cao nhất là kiểm soát được dịch bệnh càng sớm càng tốt. Đồng thời vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị các điều kiện để cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoạt động trở lại ngay sau khi từng bước khống chế và đẩy lùi dịch bệnh; tập trung tháo gỡ việc tiêu thụ nông sản trên địa bàn, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh: Vấn đề liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương. Nếu làm tốt vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau. 

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục