(HBĐT) - Ngày 19/11, tại TP Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: "Giải pháp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 6 điểm cầu, gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội và Hòa Bình 2 điểm cầu. Tham dự có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Chăn nuôi, Sở NN&PTNT và nông dân các tỉnh, thành phố tại các điểm cầu.


Các nhà lãnh đạo, chuyên gia giải đáp thắc mắc của người dân tại diễn đàn.

Theo báo cáo của các địa phương, 9 tháng năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 4,7 triệu tấn, trên 12 tỷ quả trứng và gần 900 nghìn tấn sữa; giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%. Tổng đàn lợn cả nước trên 28 triệu con, tăng 5%; gia cầm 523 triệu con, tăng 4,4%; đàn bò gần 6,3 triệu con, tăng 1,8%... Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 16,7 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Hiện, cả nước có trên 10 triệu hộ chăn nuôi, 21.805 trang trại chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, Việt Nam tạo ra khoảng hơn 60,6 triệu tấn chất thải rắn động vật. Một số trang trại chăn nuôi lợn, bò thịt đã áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn từ sản xuất thức ăn, trang trại, thực phẩm và phân bón hữu cơ (hệ thống chăn nuôi tuần hoàn 4F), nhằm chăn nuôi bền vững ở cả góc độ kinh tế và môi trường.

Tham gia đóng góp ý kiến, tại các điểm cầu,các hộ chăn nuôi, công ty trao đổi, chia sẻ về thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đã giải đáp những vướng mắc của người dân; cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi;làm rõ cơ sở khoa học và cung cấp thông tin có tính đa chiều, thực tiễn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi. Đồng thời, đề xuất các giải pháp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng, các tỉnh trong khu vực nói chung, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh; hướng tới sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế vào hoạt động chăn nuôi. Gia tăng tỷ trọng đóng góp vào quá trình phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân vùng nông thôn miền núi. 


Thu Thủy

Các tin khác


Thu ngân sách Nhà nước đạt gần 97%

(HBĐT) - Trong 10 tháng năm nay, huyện Lạc Thủy đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN).

Ranee nâng tầm vượt dịch

(HBĐT) - Đa dạng, tiện lợi, dễ dàng bảo quản, đặc biệt hương vị thơm ngon, độc lạ, Ranee đã trở thành thương hiệu dầu ăn rất quen thuộc trong góc bếp của mỗi gia đình và là sự lựa chọn của những phụ nữ thời hiện đại.

Kiểm tra tiến độ triển khai các dự án tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 17/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Kim Bôi về công tác triển khai dự án đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu), dự án đầu tư nghĩa trang Lạc Hồng tại xóm Khăm, xã Bình Sơn. Tham gia đoàn có lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị tư vấn thiết kế, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) các công trình giao thông (CTGT) tỉnh.

Tổng kết mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học

(HBĐT) - Ngày 17/11, tại thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học.

Tín dụng tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn vẫn tăng trưởng cao với dư nợ tín dụng tăng 13,5% so với đầu năm, điều đó phần nào giúp cho nhiều doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh (HKD) có điều kiện vượt qua khó khăn, từng bước ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD).

Tìm phương án bù đắp nguồn hụt thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2021, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao 4.358,4 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 5.070 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa TTCP giao 4.158,4 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 4.820 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu giao lần lượt là 200 tỷ đồng và 250 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế, cũng như dự báo tỉnh chịu hụt thu lớn từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình (NMTĐHB) do mực nước hồ thủy điện xuống rất thấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục