(HBĐT) - Tỉnh hiện có 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, gồm 59 xã khu vực III (thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK); 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm thuộc diện ĐBKK ở các xã khu vực II, khu vực I. Đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.



Được hỗ trợ về quy trình kỹ thuật, nhiều hộ ở xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đầu tư trồng bưởi Diễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã giúp KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh có tiến bộ vượt bậc. Thực hiện các Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững đã tạo đà phát triển toàn diện khu vực nông thôn, giúp đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày một cải thiện. Hiện đã có 65/129 xã khu vực nông thôn, khu vực đồng bào DTTS&MN của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc, do xuất phát điểm thấp nên ở khu vực thôn, xã ĐBKK của tỉnh hạ tầng KT-XH còn nhiều hạn chế; kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa, đời sống của Nhân dân chưa thực sự đảm bảo và thiếu tính bền vững, chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo rất cao, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Khoảng cách phát triển KT-XH giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn trong đồng bào DTTS và giữa đồng bào DTTS với người Kinh chưa được rút ngắn...

Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã mới có 81% được cứng hóa đạt chuẩn; khoảng 74% đường trục thôn, bản, đường liên thôn, bản được cứng hóa; trên 67% đường ngõ xóm được bê tông hóa, nhựa hóa nhưng chưa đạt chuẩn; đường trục chính nội đồng mới có hơn 40% được cứng hóa. Diện tích sản xuất cây hàng năm được tưới chủ động chỉ đạt khoảng 46%; diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động đạt gần 63%, gây khó khăn cho sinh kế của người dân. Trong tỉnh còn khoảng 22.400 hộ dân chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, hiện có trên 19.300 hộ sinh sống trong các ngôi nhà thiếu kiên cố, đơn sơ, chiếm 12,45% tổng số hộ DTTS (hơn 3.800 hộ cần được hỗ trợ về nhà ở để xóa bỏ nhà tạm, dột nát); 1.348 hộ DTTS thiếu đất ở hoặc chưa có đất ở; 3.915 hộ chưa có đất và thiếu đất sản xuất theo mức bình quân chung... Vùng DTTS&MN có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong tỉnh, thu nhập bình quân chỉ bằng 40 - 45% bình quân thu nhập của tỉnh...

Từ thực tế này, nhằm tạo sức bật cho vùng DTTS&MN và để thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH đối với vùng, ngày 21/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND phê duyệt đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án 9.693,875 tỷ đồng. Theo đó, sẽ có 10 dự án thành phần được triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu: Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh. Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn ĐBKK. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển. Phát triển toàn diện GD-ĐT, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững ANCT-TTATXH; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Hoàng Nga

Các tin khác


Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục