Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho biết, giai đoạn từ ngày 29/12/2021 đến ngày 10/1/2022, các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác 4,48 nghìn chuyến bay, vận chuyển trên 547 nghìn khách với hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 64%.


Chuyến bay đến sân bay Nội Bài. Ảnh: Vân Sơn/Báo Tin tức

Nhu cầu hành khách đi trên đường bay TP Hồ Chí Minh - Hà Nội và từ TP Hồ Chí Minh đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc trong giai đoạn này tăng mạnh trở lại với hệ số sử dụng ghế đều đạt trên 70%. Các hãng cũng đã khai thác hết số lượng chuyến bay đã được phân bổ.

Theo đó, đường bay TP Hồ Chí Minh - Hà Nội, các hãng khai thác với tổng tần suất 25 chuyến bay khứ hồi/ngày với hệ số sử dụng ghế đạt 73%. Đường bay TP Hồ Chí Minh đi/đến Đắc Lắk, các hãng khai thác với tổng tần suất 9 chuyến bay khứ hồi/ngày, hệ số sử dụng ghế đạt 85%.

Các đường bay từ TP Hồ Chí Minh đi/đến Lâm Đồng, Hải Phòng, Huế, Gia Lai, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình và Nghệ An khai thác với tổng tần suất 9 chuyến bay khứ hồi/ngày, hệ số sử dụng ghế trên các đường này đều đạt trên 70% (tháng 12/2021 chỉ đạt khoảng 50 - 60%).

Theo báo cáo từ hệ thống đặt giữ chỗ của các hãng hàng không, tỷ lệ khách đặt giữ chỗ trên các đường bay TP Hồ Chí Minh - Hà Nội và từ TP Hồ Chí Minh đi/đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc tăng trở lại, trái ngược so với dự đoán trước đó của các hãng hàng không.

Tỷ lệ hành khách đặt giữ chỗ trên hệ thống của các hãng đều trên 50%; trong đó, có những thời điểm tỷ lệ này còn lên đến trên 90%.

Đặc biệt, chặng bay TP Hồ Chí Minh - Vinh (Nghệ An) của Vietjet Air đạt 91% vào ngày 18/1/2022 và Vietnam Airlines đạt 92% vào ngày 22/1/2022. Chặng bay TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa, tỷ lệ đặt giữ chỗ của Bamboo Airways cao nhất là 87%, Vietjet Air cao nhất là 89% và Vietnam Airlines là 74% hay chặng bay TP Hồ Chí Minh - Huế của Vietnam Airlines có tỷ lệ đặt giữ chỗ cao nhất đạt 77% (thời điểm ngày 6/2/2022 đạt 100%), của Vietjet Air cao nhất đạt 85%.

Với kết quả khai thác thời gian vừa qua và tỷ lệ đặt chỗ cho giai đoạn Tết Nguyên đán, có thể thấy nhu cầu đi lại của nhân dân từ TP Hồ Chí Minh về các địa phương trong cả nước vào giai đoạn Tết Nguyên đán đã tăng trở lại và cần được đáp ứng”, đại diện Cục hàng không Việt Nam cho hay.

Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, đối với đường bay trục và các đường bay từ Hà Nội đi/đến các địa phương khác, tỷ lệ đặt giữ chỗ của hành khách vẫn còn thấp. Tỷ lệ đặt giữ chỗ trên đường bay TP Hồ Chí Minh -  Hà Nội chỉ đạt ở mức trên 30%. Bên cạnh đó, giá vé máy bay Tết thời điểm này vẫn ở mức thấp so năm ngoái, do vậy việc tăng tải cung ứng trên các đường bay trục và các đường bay từ Hà Nội đi/đến các địa phương khác sẽ được xem xét khi có nhu cầu.

Theo Quyết định 2233/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về triển khai đường bay  nội địa thích ứng an toand, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 giai đoạn Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (từ ngày 19/1/2022 đến 16/2/2022), tần suất khai thác được điều tiết trên các đường bay nội địa. Tải cung ứng trong giai đoạn này ở mức 70-75% so với Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 (14 nghìn chuyến bay với khoảng 2,7 triệu ghế cung ứng).

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không đã xây dựng phương án vận chuyển cho giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với mức độ tương đương với dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân trên các đường bay nội địa, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép chủ động xem xét việc tăng tải cung ứng giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (có tham vấn ý kiến của Hội đồng điều phối giờ hạ cất cánh tại các cảng hàng không sân bay Việt Nam) trên cơ sở đường bay có hệ số sử dụng ghế trên 70%; có lượng đặt chỗ cao (trên 50%) và theo đề nghị của hãng hàng không. Việc xem xét tăng tải áp dụng từ ngày 14/1/2022.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục