(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do giá của vật nuôi này đã giảm mạnh lại khó tiêu thụ.


Từ cuối năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, giá trâu, bò giảm mạnh nhưng vẫn khó tiêu thụ. Ảnh chụp tại xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện nay, tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh hơn 110,7 nghìn con, đàn bò hơn 87 nghìn con. Những năm qua, chăn nuôi trâu, bò phát triển ổn định, là nghề đem lại thu nhập cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Do hạn chế về bãi chăn thả, những năm qua, người chăn nuôi ở các địa phương đã chú trọng trồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức nuôi nhốt vỗ béo hoặc bán chăn thả. So với nuôi lợn hoặc gia cầm, đầu ra của con trâu, con bò ổn định hơn, giá bán ít biến động. Tuy nhiên, từ cuối năm 2021 đến nay, việc tiêu thụ trâu, bò gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khi giá bán giảm mạnh so với trước. Đồng chí Nguyễn Xuân Nam, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Từ cuối năm 2021 đến nay, giá trâu, bò hơi và thịt đều giảm mạnh. Hiện, giá hơi giảm từ hơn 90 nghìn đồng/kg, xuống khoảng 70 - 75 nghìn đồng/kg. Với mức giá như vậy, dù chưa bị thua lỗ nhưng người chăn nuôi trâu, bò vỗ béo không có lãi. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay, việc tiêu thụ trâu, bò gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ dân trong tỉnh muốn bán trâu, bò nhưng vẫn chưa tiêu thụ được.

Ở vùng Cộng Hòa (Lạc Sơn), nhiều năm qua, Miền Đồi là xã phát triển mạnh về chăn nuôi trâu, nhất là ở những xóm còn có đồi rừng để làm bãi chăn thả như Vôi Thượng, Vôi Hạ và xóm Thăn. Toàn xã hiện có trên 1,3 nghìn con trâu. Trong đó, một số hộ đã chuyển sang nuôi nhốt vỗ béo, với giá trị kinh tế đem lại bình quân trên 10 triệu đồng/con trâu/năm; còn lại ở những xóm còn bãi chăn thả, bà con vẫn thả rông vào rừng, có những hộ sở hữu đàn trâu lên tới vài chục con. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Bùi Văn Bích, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Miền Đồi: Nhiều tháng qua, trên địa bàn xã có rất ít thương lái đến hỏi mua trâu, bò. Do đó, nhiều hộ muốn bán trâu, bò để trang trải cũng chưa bán được. Với giá bán thấp và tiêu thụ khó như hiện nay thì người chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn.

Xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) cũng phát triển mạnh về chăn nuôi trâu, bò. Đây cũng là nguồn thu nhập lớn giúp bà con nơi đây sửa sang được nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị thiết yếu. Tuy nhiên, suốt thời gian qua, xóm cũng không có thương lái đến hỏi mua trâu, dù nhiều hộ đang có nhu cầu bán. Cách đây hơn 6 tháng, gia đình anh Bùi Văn Chính là một trong số ít những hộ đã may mắn bán được cặp trâu, nghé với giá 34 triệu đồng. "Ở thời điểm này rất khó bán, nếu bán được thì giá cao lắm chắc được hơn 20 triệu đồng. Giá bán rẻ như vậy thì không có lãi, trong khi công sức bỏ ra để chăn nuôi trâu, bò cũng rất vất vả” - anh Chính chia sẻ.

Giá trâu, bò giảm sâu khiến người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với chăn nuôi quy mô nông hộ. Qua ghi nhận thực tế, có những hộ hơn một năm trước mua con bê giống giá 10 triệu đồng về nuôi vỗ béo. Thế nhưng, đến nay, thương lái chỉ trả con bò trưởng thành với giá hơn 10 triệu đồng. Cùng với đó là nghịch lý, mặc dù giá trâu, bò hơi đã giảm mạnh nhưng giá thịt chỉ giảm nhỏ giọt, vẫn ở mức trên 200 nghìn đồng/kg. Trước thực trạng tiêu thụ khó khăn như hiện nay, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi trâu, bò tiếp tục theo dõi thị trường, không nên tăng đàn trong thời điểm này. Người chăn nuôi trong tỉnh mong muốn, các cấp chính quyền, ngành hữu quan quan tâm, kết nối thị trường để việc tiêu thụ trâu, bò thuận lợi và giá bán ổn định hơn.


Viết Đào

Các tin khác


Quyết tâm đưa thành phố Hòa Bình trở thành đô thị loại II đúng lộ trình

Chiều 29/11, Ban Chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí để thành phố Hòa Bình được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tổ chức họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư Trung Quốc, HongKong, Singapore

Sáng 29/11, UBND tỉnh tổ chức làm việc với đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, HongKong, Singapore đến tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững

Năm 2023, công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt được ngành NN&PTNT tập trung triển khai đồng bộ, chặt chẽ theo định hướng cơ cấu lại ngành trồng trọt, chuyển đổi diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, giống có năng suất thấp, chất lượng kém sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường; đẩy mạnh thu hút đầu tư, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng.

Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục