(HBĐT) - Từng bước tiến tới nền nông nghiệp an toàn, thông minh, những năm qua, cùng sự hỗ trợ của công nghệ, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã không ngần ngại thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp. Cũng từ đó, những cánh đồng mẫu lớn với nông sản chất lượng cao, những trang trại quy mô đầu tư hàng tỷ đồng được hình thành, mang lại thu nhập và đời sống ấm no cho nhiều nông hộ.


Nông dân thôn Ðồng Nhất, xã Ðồng Tâm (Lạc Thủy) phát triển kinh tế từ mô hình nuôi gà lấy trứng theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn sinh học.

Năm 2018, chị Bùi Thị Lịch, xóm Húng, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đầu tư hệ thống chuồng trại, mua 1.000 con gà giống, nuôi giun quế, tham gia thực hiện dự án chăn nuôi gà thả vườn. Chị Lịch cho biết: Nuôi gà thả vườn kết hợp nuôi giun quế tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, giúp giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh. Giun quế là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gà, có thể thay thế thức ăn công nghiệp. Nuôi giun quế cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp. Kể từ khi chuyển đổi phương thức chăn nuôi gà kết hợp nuôi giun quế, sản phẩm thịt gà của gia đình luôn đảm bảo sạch, chất lượng thịt dai, thơm ngon nên được nhiều khách hàng ưa chuộng. Lợi nhuận từ mô hình ngày càng tăng, tỷ lệ gà bị hao hụt giảm đáng kể, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 2 kg/con.

Nông dân trong tỉnh đang dần thay đổi cách thức, tư duy sản xuất nông nghiệp, tăng cường ứng dụng KHKT để trở thành những "nông dân 4.0”, xây dựng nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Để từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát huy nội lực, tích cực học tập, ứng dụng KHKT, chuyển đổi mô hình kinh tế, trọng tâm là phát triển các loại hình kinh doanh tổng hợp, dịch vụ, chế biến... Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD) cũng không ngừng được đổi mới về nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hoạt động phối hợp hướng dẫn xây dựng HTX, tổ hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi theo hướng liên kết được các cấp Hội quan tâm thực hiện…

Để giúp hội viên nông dân (HVND) có thêm nguồn lực thực hiện các mô hình kinh tế, các cấp Hội nỗ lực làm tốt vai trò "cầu nối”. Thông qua hoạt động tín chấp, ủy thác với các ngân hàng, trong quý I/2022, các cấc Hội hỗ trợ hàng nghìn hộ nông dân vay vốn phát triển SXKD, tổng dư nợ trên 3.500 tỷ đồng. Chủ động phối hợp các sở, ngành, doanh nghiệp tổ chức tập huấn cho hội viên về khai thác, sử dụng internet, kỹ năng sản xuất nông sản sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cải thiện thu nhập... Từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến. Tiêu biểu như các hội viên: Bùi Văn Chứ, xóm Bái Trang, xã Đông Lai (Tân Lạc); Bùi Thị Lan, thôn Ðồng Nhất, xã Ðồng Tâm (Lạc Thủy); Bùi Văn Yêm, Thôn Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi)… Trong quý có 65.570 hộ HVND đăng ký danh hiệu nông dân SXKD giỏi.

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Trước đây, hầu hết tại các địa phương còn áp dụng phương thức chăm sóc cây trồng theo cách thủ công, hiện nay, công nghệ tưới tự động, hệ thống nhà màng thông minh, nuôi cấy mô… đã không còn xa lạ với nhiều nông dân. Nhiều trang trại chăn nuôi áp dụng các tiến bộ KHKT như: Chuồng nuôi khép kín, lắp đặt máng ăn tự động, có hệ thống điều hòa nhiệt độ làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió; các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi như "nuôi lợn tiết kiệm nước”, "sử dụng công nghệ men vi sinh”, "nuôi giun quế xử lý chất thải”, "máy tách phân”… bảo đảm quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Những mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, TP Hòa Bình… là những thành công bước đầu của nông dân tỉnh ta khi đưa công nghệ vào quy trình SXKD, chế biến nông sản hàng hóa. Đây cũng là tiền đề căn bản để nông dân từng bước làm chủ công nghệ, KHKT và ứng dụng vào đời sống, sản xuất hàng ngày, tiến tới nền nông nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại hơn trong tương lai.


Thu Hằng


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục