(HBĐT) - Chỉ số PCI của tỉnh tụt xuống cuối bảng xếp hạng, cùng với tỉnh Cao Bằng, mới đây, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án chậm trễ, kéo dài thời gian làm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Điều chuyển, kỷ luật cán bộ có dấu hiệu nhũng nhiễu, gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Không để tình trạng cán bộ "thờ ơ”, "vô cảm”, "không tư duy”, "không vận động” nhằm tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật.




Tỉnh quyết liệt chỉ đạo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ảnh: Công ty TNHH thể thao GLOBAL hoạt động tại khu công nghiệp Mông Hóa (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho 170 lao động địa phương. 

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đã có sự thay đổi so với năm trước, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện theo thời gian. Doanh nghiệp (DN) ghi nhận tính năng động của chính quyền địa phương có kết quả tốt nhất từ trước tới nay, có thái độ tích cực với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực tư nhân. Dù vậy, cộng đồng DN cho rằng, vẫn còn nhiều nút thắt cần được chính quyền các địa phương tháo gỡ.

Đối với tỉnh ta, năm 2021, Chỉ số PCI giảm sâu cả về điểm số và thứ hạng, trong 10 chỉ số thành phần có 2 chỉ số có cải thiện về điểm số, nhưng thứ hạng đều giảm sút so với năm 2020, tương ứng giảm 4 bậc và giảm 20 bậc; chỉ số cạnh tranh bình đẳng không cải thiện được điểm số, nhưng tăng được 4 bậc và vẫn đứng cuối bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố; 7 chỉ số thành phần còn lại đều giảm điểm số và giảm về thứ hạng. Chỉ số PCI tụt sâu ở mức cuối bảng xếp hạng cho thấy môi trường kinh doanh không được cải thiện, cải cách hành chính (CCHC) còn khó khăn, nhất là các TTHC lên quan đến đất đai, xây dựng...Thực tế, nhiều DN, nhà đầu tư (NĐT) trên địa bàn tỉnh đã thẳng thắn nhìn nhận, các TTHC của tỉnh chậm được giải quyết, để làm được việc các DN sẵn sàng bỏ chi phí thực hiện các thủ tục liên quan. Nhiều DN khảo sát địa bàn, nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư đang trong tình trạng như vào "ma trận”.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, chỉ số PCI là động lực rất quan trọng để CCHC, hướng tới thực chất và hiệu quả. Vấn đề cốt lõi chính là tư duy, quyết tâm, tinh thần năng động, cầu thị, lắng nghe của lãnh đạo chính quyền địa phương. Chính quyền các địa phương có thể cải thiện chỉ số PCI ngay như: Công khai thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến DN, hay chủ động hỗ trợ DN tiếp cận chính sách hỗ trợ, tiếp cận đất đai, hướng dẫn tuân thủ các quy định...

Trong các nghị quyết, chương trình hành động, đề án của tỉnh xác định rõ mục tiêu, giải pháp để thực hiện, trong đó phấn đấu mỗi năm tăng 3 bậc chỉ số PCI. Tư duy, khát vọng, mục tiêu đã rõ ràng, cụ thể, vấn đề là tổ chức thực hiện, trong đó yếu tố con người thực thi là quan trọng nhất. Tỉnh uỷ đã nhiều lần chỉ ra những yếu kém cản trở sự phát triển, đó là: Tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết các TTHC liên quan đến DN và người dân; đó là sự thờ ơ, vô cảm, nhũng nhiễu gây khó khăn, phiền hà cho DN. Và tới đây sẽ có giải pháp mạnh, cụ thể rà soát, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân kéo dài thời gian, không hoàn thành những nhiệm vụ ảnh hưởng đến sự phát triển, làm "lỡ” cơ hội phát triển của tỉnh.

Tháng 4 vừa qua, Thường trực Tỉnh uỷ đã chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh” làm nản lòng các NĐT, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, các khâu đột phá. Theo đó, chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án chậm trễ, kéo dài thời gian làm thiệt hại cho NSNN. Điều chuyển, kỷ luật cán bộ có dấu hiệu nhũng nhiễu, gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết TTHC. Không để tình trạng cán bộ "thờ ơ”, "vô cảm”, "không tư duy”, "không vận động” nhằm tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật. Giao Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, chủ trì giới thiệu địa điểm đầu tư. Khẩn trương công bố, công khai, đưa lên bản đồ số quy hoạch sử dụng đất và tình trạng sử dụng đất. Yêu cầu các NĐT vào nghiên cứu, khảo sát, lập dự án khi được chấp thuận phải có thời hạn ghi rõ trong chủ trương, nếu triển khai không đúng thời hạn phải thu hồi để giao cho NĐT khác thực hiện, không để kéo dài, làm cản trở đầu tư của tỉnh; không để tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh”. Chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xem xét việc DN thuê đất trả tiền một lần trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện đúng quy định về phương thức lãnh đạo của Đảng; phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của tỉnh. Làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định giá tài sản để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án chậm trễ, kéo dài thời gian làm thiệt hại cho NSNN. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra việc thực thi công vụ tại một số sở, ngành, địa phương; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nếu có sai phạm cần xử lý nghiêm theo quy định; điều chuyển, kỷ luật cán bộ có dấu hiệu nhũng nhiễu, gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết TTHC (trước mắt tập trung một số vấn đề nóng về xây dựng, đất đai, đầu tư, môi trường), làm sai quy định của pháp luật, làm trái với chỉ đạo của Tỉnh ủy về cắt giảm thời gian TTHC. Khẩn trương xây dựng chế tài xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, chính quyền địa phương trong việc giải phóng mặt bằng làm chậm trễ việc giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ. Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, Sở Nội vụ tham mưu đề xuất phương án xử lý theo quy định.

UBND tỉnh đã có những đánh giá cụ thể, phân tích những yếu kém, chỉ đạo xử lý cán bộ, công chức khi phát hiện có sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính. Số điện thoại, đường dây nóng tại địa chỉ: 02183.882.609 (tại trụ sở Thanh tra tỉnh. Địa chỉ thư điện tử (email): duongdaynong.ttt@hoabinh.gov.vn. Nội dung tiếp nhận phản ánh các hành vi nhũng nhiễu, tiên cực của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) không giải quyết, hoặc giải quyết không đúng quy định đối với các nội dung người dân, DN, NĐT kiến nghị, từ chối thực hiện, hoặc kéo dài thời gian thực hiện TTHC không đúng quy định. Phản ánh việc cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết TTHC, thủ tục trình duyệt, thẩm tra, thẩm định của người dân, DN, NĐT chậm thời gian so với quy định, không hẹn trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định. Phản ánh kiến nghị việc cơ quan, đơn vị, CBCCVC tùy tiện đặt thêm thành phần hồ sơ, giấy tờ, thủ tục ngoài quy định và yêu cầu người dân, DN, NĐT bổ sung, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Phản ánh việc cơ quan, tổ chức, CBCCVC tự đặt ra các khoản thu và yêu cầu người dân, DN, NĐT phải nộp các khoản chi phí ngoài quy định; CBCCVC thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, lợi dụng vị trí công việc được giao để vụ lợi.


Lê Chung

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục