(HBĐT) - Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) 40.000 tỷ đồng đang được hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, tạo nền tảng để tăng trưởng kinh tế bền vững.


Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hòa Bình vừa đi vào hoạt động, góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cuối tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, ngày 20/5/2022 của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN, ngày 20/5/2022 của NHNN về chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng.

Nghị định số 31 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2022 đến hết ngày 31/12/2023, nhằm quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm; tổng mức hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.

Đối tượng được hỗ trợ là DN, HTX, hộ kinh doanh thuộc các trường hợp: Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh, gồm: Hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án cho Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều kiện khách hàng được hỗ trợ lãi suất phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Khoản vay được sử dụng vốn đúng mục đích và chưa được hỗ trợ lãi suất từ NSNN theo các chính sách khác.

Thống kê trên địa bàn tỉnh, tính đến đầu tháng 6/2022, tổng dư nợ trên toàn địa bàn đạt 30.880 tỷ đồng, tăng 5,4% (tương đương 1.571 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 42%/tổng dư nợ (TDN); dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 58%/TDN. Bao gồm, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 15.619 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51%/TDN; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 7.160 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,2%/TDN; cho vay xuất khẩu 40 tỷ đồng, cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn thực hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,5%/ năm. Lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh thông thường ngắn hạn phổ biến từ 7 - 10,5%/năm, trung và dài hạn 8,5 - 12,7%/năm. 

Trên địa bàn tỉnh, Agribank Hòa Bình là một trong những tổ chức tín dụng chủ động vào cuộc từ sớm. Theo đó, mới đây, Agribank Hoà Bình đã tổ chức hội nghị triển khai nội dung về chính sách hỗ trợ lãi suất 2% tới đông đảo cán bộ, nhân viên. Qua đó áp dụng trong công tác, giúp khách hàng doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh sớm tiếp nhận gói hỗ trợ từ NSNN, tăng thêm khả năng vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh,

Theo đồng chí Ngô Quang Lợi,  Phó Giám đốc NHNN tỉnh, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ được NHNN, các ngân hàng thương mại tích cực phối hợp các ngành, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện, đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách. NHNN cũng tăng cường thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất; phối hợp các cơ quan liên quan xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất.

Hồng Trung


Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục