(HBĐT) - Ngày 29/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, tận dụng được tiềm năng phát triển, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của KTTT, HTX trong nền kinh tế của tỉnh.
Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành (Lạc Thủy) sản xuất theo chuỗi giá trị, qua đó khẳng định thương hiệu Gà Lạc Thủy trên thị trường.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh nhấn mạnh: Nghị quyết số 13-NQ/TU được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai nghiêm túc, từ quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Các sở, ngành, địa phương ban hành chương trình, kế hoạch phát triển KTTT giai đoạn và hàng năm. Từ đó, nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về KTTT, HTX, nhất là HTX kiểu mới được nâng lên. Hoàn thành việc chuyển đổi, tổ chức lại các HTX theo quy định của Luật HTX, trên địa bàn tỉnh xuất hiện thêm nhiều tổ chức KTTT hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho thành viên, xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội.
Giai đoạn 2017 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực KTTT đạt 7,7%/năm, vượt 10% chỉ tiêu nghị quyết. Đến năm 2020 tăng trưởng đạt 112 tỷ đồng, thành lập mới 66 HTX/năm, vượt 78% chỉ tiêu nghị quyết; xây dựng được 39 chuỗi giá trị liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, gấp 13 lần chỉ tiêu nghị quyết; tỷ lệ HTX hoạt động khá trở lên đạt 65%, vượt 8% chỉ tiêu. Thu nhập bình quân người lao động trong HTX đạt 4 triệu đồng/tháng. Số lượng HTX tăng theo từng năm, chất lượng hoạt động được nâng lên. Nhiều sản phẩm của HTX trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh.
Điểm nhấn trong thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU là doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tỉnh gắn với phát triển HTX kiểu mới. Cơ chế khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được các sở, ban, ngành, địa phương tích cực hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp liên kết với HTX, tổ hợp tác để phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi nông sản. Giai đoạn 2017 - 2020, có 33 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc chương trình NTM được triển khai, hỗ trợ cho 42 HTX tham gia vào các khâu tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổng kinh phí thực hiện 158,452 tỷ đồng. Các dự án tham gia chuỗi giá trị đã hình thành vùng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Cam Cao Phong, cam Mường Động cho doanh thu khoảng 350 - 400 triệu đồng/ha; cá sông Đà, gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy cho thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm.
Với phương châm "sát cánh cùng người sản xuất - đồng hành cùng người tiêu dùng”, HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động, xã Tú Sơn (Kim Bôi) tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm quả có múi an toàn với 100% sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, được tiêu thụ qua hợp đồng và có thể truy xuất nguồn gốc. HTX tham gia vào hầu hết các công đoạn của chuỗi. Tổ chức thành 5 nhóm sản xuất, gồm các thành viên có diện tích sản xuất gần nhau để thuận lợi cho việc hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm; cử các thành viên nhiều kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm. Áp dụng quy trình sản xuất VietGAP và định hướng chuyển dần sang canh tác hữu cơ. Tổng diện tích sản xuất của HTX là 147 ha (86 ha được chứng nhận VietGAP, hữu cơ). Sản phẩm bưởi da xanh và cam Mường Động của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản lượng HTX đưa ra thị trường mỗi năm khoảng 1,5 nghìn tấn, doanh thu đạt 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 300 lao động, thu nhập bình quân thành viên và người lao động đạt 4,5 triệu đồng/tháng.
Cùng với những thành tựu đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, BCH Đảng bộ tỉnh thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển khu vực KTTT, HTX cần phải khắc phục như: Tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTT còn thấp so với tiềm năng. Đa số tổ chức KTTT quy mô siêu nhỏ, phát triển không đồng đều. Người dân và doanh nghiệp còn tâm lý e dè, ngại tham gia HTX, tổ hợp tác. Tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên qua hợp đồng chỉ chiếm 10%. Công tác quảng bá sản phẩm của HTX chưa được quan tâm đúng mức, nhiều HTX chưa năng động và phát huy nội lực thành viên, còn trông chờ hỗ trợ của Nhà nước…
Thu Thủy
(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.
(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác.
(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.
(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.
(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.
(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó.
Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động