(HBĐT) - Từ giữa tháng 10, tại các hợp tác xã (HTX), nhà vườn trên địa bàn huyện Cao Phong bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cam. Tư thương từ nhiều nơi tìm đến đặt hàng. Dọc QL6 qua địa phận huyện, những sạp cam được bày bán bắt mắt.


Người dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) thu hoạch cam lòng vàng niên vụ 2022 - 2023.

Theo thống kê, hiện toàn huyện Cao Phong có trên 1.740 ha cây ăn quả có múi, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 ước đạt 22.000 tấn. Trong đó, riêng diện tích cam khoảng 1.500 ha, sản lượng ước đạt 18.000 tấn; diện tích cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP có 536,77 ha. Thời điểm này, bà con trên địa bàn huyện tập trung thu hoạch một số giống cam chín sớm như cam lòng vàng, cam mát. Qua tìm hiểu, hiện giá cam lòng vàng bán tại vườn dao động từ 16.000 - 23.000 đồng/kg tùy từng loại; giá bán lẻ khoảng 30.000 đồng/kg.

Chị Phan Huế, tiểu thương buôn cam tại thị trấn Cao Phong chia sẻ: Thời tiết nắng hanh là yếu tố quan trọng giúp cam chín nhanh, nhu cầu tiêu thụ cam Cao Phong tại các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng tăng. Hiện, chúng tôi mua cam lòng vàng tại vườn với giá từ 20.000 - 23.000 đồng/kg cam đẹp. Trung bình mỗi ngày, tôi cắt từ 3 - 4 tạ cam lòng vàng để gửi đi Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Điện Biên. Để mở rộng thị trường tiêu thụ, tôi thường xuyên đăng bán cam trên các trang mạng xã hội facebook, zalo…

HTX Hà Phong, xã Bắc Phong là một trong những HTX tiên phong trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Niên vụ 2022 - 2023, HTX có 150 ha cam các loại cho thu hoạch, trong đó có 110 ha cam lòng vàng. Anh Dương Văn Cường, Phó Giám đốc HTX cho biết: Cuối tháng 10 đã có nhiều tư thương tới hỏi mua cam lòng vàng của HTX Hà Phong. Tuy nhiên, tư thương muốn cắt chọn những quả chín vàng trước nên HTX chưa đồng ý bán. HTX muốn để cam chín đều chất lượng đạt tiêu chuẩn và cắt xô cả cây sẽ giảm được chi phí thuê nhân công, thuận lợi hơn trong việc chăm sóc cam sau thu hoạch.

Với chất lượng thơm ngon, cam Cao Phong đã khẳng định được vị trí trên thị trường. Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Tuy nhiên, vài năm gần đây, trước những biến động của thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá bán cam Cao Phong. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đã già cỗi, hết chu kỳ khai thác, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhằm đảm bảo chất lượng, giữ vững uy tín thương hiệu "Cam Cao Phong”, huyện đang tích cực thực hiện tái canh cây cam với diện tích trồng mới giai đoạn 2022 - 2025 là 670 ha.

Song song với nâng cao chất lượng, huyện kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong. Quan tâm tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm cam quả sử dụng mẫu bao bì chung của huyện. Duy trì phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng các loại cam lưu thông trên thị trường và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý. Tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong, không mang cam từ các địa phương khác về đội lốt cam Cao Phong bán với giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm đặc trưng của huyện. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tham gia hội chợ để quảng bá, giới thiệu cam Cao Phong. Tăng cường tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn và trên facebook, zalo…


Thu Thủy


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục