(HBĐT) - Ngày 9/1, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.


Toàn cảnh hội nghị.

Năm qua, KBNN tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu trên địa bàn để hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách;cung cấp thông tin số liệu thường xuyên cho các cấp có thẩm quyền, phục vụ công tác điều hành thu ngân sách các cấp. Mở rộngthu NSNNvà thanh toán song phương điện tử với ngân hàng thương mại, góp phần tập trung nhanh nguồn thu, hỗ trợ người nộp thuế và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với KBNN.

Đến hết ngày 31/12/2022, đối với chi thường xuyên, KBNN tỉnh đã kiểm soát chi đạt trên 9.043 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ưtrên 1.613 tỷ đồng; ngân sách địa phương trên 7.429 tỷ đồng, bằng 87,8% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 86,9% dự toán HĐND tỉnh giao. Qua kiểm soát chi đã từ chối thanh toán 3 khoản chi không đúng chế độ quy địnhvới tổng số tiền 1,7 tỷ đồng, từ chối tiếp nhận trên 7.817 khoản chi chưa đủ thủ tục thanh toán theo quy địnhvới tổng số tiền 615,5 tỷ đồng, đã yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thiện, bổ sung thủ tục theo quy định.

Đối với chi giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2022 là 4.173,3 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch. Qua công tác kiểm soát chi đã từ chối thanh toán 1.638 món, tổng số tiền trên 2.281 tỷ đồng.

KBNN tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng cảnh báo rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NNNN đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN; 100% thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tích hợp 100% thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm triển khai của KBNN lên Cổng Dịch vụ công quốc gia... 

Năm 2023, KBNN tỉnh đề ra 10 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với mục tiêu và phương trâm hành động: Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đến năm 2030; đẩy mạnh chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnhđề nghị: Thời gian tới, KBNN tỉnh và các huyện chủ động khắc phục khó khăn, vướng mắc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong năm 2023. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ngành, đặc biệt là với ngành tài chính và thuế để tăng cường thu NSNN… Bám sát mục tiêu, phương châm hành động của hệ thống KBNN là: Kiểm soát chi NSNN, đẩy mạnh CCHC, ứng dụng CNTT, công nghệ số nhằm đơn giản hóa về hồ sơ, thủ tục hành chính và nội dung kiểm soát thanh toán, rút ngắn thời gian giải quyết... 


H.Trung

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục