(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.



Mô hình thu gom và xử lý rác thải tại hộ gia đình ở thôn Ninh Ngoại, xã An Bình (Lạc Thủy) góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. 

Thời gian qua, phong trào xây dựng NTM nâng cao được các thôn, xóm trên địa bàn xã tích cực thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, nhân dân và cán bộ thôn Ninh Ngoại đã tích cực xây dựng mô hình "Thu gom và xử lý rác thải tại hộ gia đình".
Đưa chúng tôi đi thăm bể đốt rác thải của các hộ trong thôn, đồng chí Bùi Thanh Hiện, Bí thư chi bộ Ninh Ngoại chia sẻ: Mô hình được thực hiện từ tháng 10/2022. 100% hộ trong thôn ký cam kết tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; 100% hộ sử dụng lò đốt rác. Trong đó có 145/153 hộ xây dựng lò đốt rác riêng, 8/153 hộ sử dụng chung lò đốt rác. Với chi phí xây dựng mỗi lò đốt rác từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng, sau khi triển khai mô hình thu gom    và xử lý rác thải tại hộ gia đình,        tình trạng rác thải ở thôn đã được giải quyết. Rác thải sinh hoạt vô cơ được xử lý triệt để; không còn tình trạng vứt rác bừa bãi, đường làng, ngõ xóm, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Mô hình được xem là bước đột phá trong việc xử lý rác thải sinh hoạt ở khu dân cư và đã được lan tỏa đến các địa bàn trong xã.
Đồng chí Trần Đức Văn, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã đã ban hành Kế hoạch "Xã An Bình chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025” và các phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” được tổ chức trên toàn xã. Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua xây dựng NTM bằng hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó đã nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong công cuộc xây dựng NTM nâng cao. 
Bằng nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, Đảng uỷ, UBND xã An Bình xác định, mục tiêu cuối cùng của xây dựng NTM chính là nâng cao đời sống người dân. Những năm vừa qua, các tầng lớp nhân dân trong xã đã năng động, sáng tạo, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Vì vậy, kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng bền vững hơn. Đến năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 72 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 12,93%. 
Thực hiện Quyết định số 1669/QĐ-UBND, ngày 10/8/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, qua rà soát kết quả thực hiện, xã An Bình đạt 6/19 tiêu chí là thủy lợi và phòng, chống thiên tai; điện; cơ sở vật chất văn hóa; nhà ở dân cư; thu nhập; tiếp cận pháp luật.
 Theo đồng chí Trần Đức Văn, Phó Chủ tịch UBND xã: Hiện nay, xã tiếp tục tăng cường giải pháp thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao. Trong năm 2023, xã phấn đấu 3/14 thôn (Đại Đồng, Đức Bình, Ninh Ngoại) đạt chuẩn NTM nâng cao. Tập trung thực hiện mục tiêu hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng KT-XH đồng bộ và từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả; môi trường sinh thái được bảo vệ, cảnh quan môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; các giá trị văn hóa ở nông thôn được giữ gìn và phát huy; QP-AN được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.


Hương Lan


Các tin khác


Thiếu vốn, bất động sản tiếp tục bị ''trói''

Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.

Nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất - kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu

Nhằm đánh giá, thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 1/12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức đoàn công tác làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu năm 2023.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp

Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) được Ban Quản lý các KCN tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.507 ha; trong đó 2 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; một số KCN có tỷ lệ lấp đầy khá, như: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn 60,08%...

Người dân xã Cao Sơn phấn khởi vì dong riềng được giá

Những ngày này, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) hối hả thu hoạch dong riềng. Giá dong riềng được tư thương thu mua với giá 17 nghìn đồng/10 kg, cao gần gấp đôi so với vụ năm ngoái.

Tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 1.083,7 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2023 ước thực hiện 1.083.752 triệu đồng, so với tháng 10 tăng 30.712 triệu đồng (tăng 2,92%), so với cùng kỳ năm trước giảm 2,33%.

Công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục