Mặc dù đã có bứt phá trong những tháng cuối năm, tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh trong năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra. Ngoài nguyên nhân do quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh (SX-KD) trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, tình hình thế giới và tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh.



Những năm qua, Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (Khu công nghiệp bờ trái sông Đà) đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Theo số liệu của ngành Công Thương, năm 2023, SXCN trên địa bàn bước vào giai đoạn phục hồi tích cực. Sản lượng các nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng có xu hướng tăng trở lại, sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Cụ thể, sản phẩm may mặc tăng 10%; gạch tăng 5,01%; xi măng tăng 5%; sản phẩm điện tử tăng 3%; kết cấu thép tăng 3%.

Tuy nhiên ngành điện gặp nhiều khó khăn do lưu lượng nước hồ Hoà Bình thấp, sản lượng điện của Công ty thuỷ điện Hoà Bình ước đạt 7,559 tỷ KWh, bằng 79,8% so với cùng kỳ. Khó khăn về điện sản xuất có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp giảm so với năm 2022. Mặt khác, nhiều sản phẩm công nghiệp có mức giảm sâu do doanh nghiệp thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao do ảnh hưởng nguyên vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu tăng mạnh, đầu ra của sản phẩm bị hạn chế khi chuỗi cung ứng chưa thực sự liền mạch do ảnh hưởng của tình hình thế giới và nhiều quy định mới về các chứng chỉ xanh về bảo vệ môi trường...

Ông Nguyễn Long, Quản đốc Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (Khu công nghiệp bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình) cho biết: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng điện tử, thời gian qua, tác động của tình hình kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của công ty. Ảnh hưởng của hậu Covid-19, xung đột Nga - Ukraina cũng như lạm phát ở các nước châu Âu khiến thị trường thu hẹp. Công ty đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng, đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào...

Theo đánh giá của Sở Công Thương, tuy chưa đạt kế hoạch tăng trưởng năm 2023 nhưng quỹ đạo phục hồi kinh tế nói chung, hoạt động SX-KD nói riêng của tỉnh Hòa Bình đang bước vào giai đoạn bứt tốc. Đây là tiền đề quan trọng để toàn ngành hướng tới mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong năm 2023 đã quyết định chấp thuận nhà đầu tư (NĐT) cho 5 dự án đầu tư thứ cấp đầu tư vào cụm công nghiệp (CCN) với số vốn đăng ký 590,3 tỷ đồng; lũy kế đến nay đã thu hút được 36 dự án với tổng diện tích cho thuê 88,91 ha, tổng số vốn đăng ký khoảng 3.407,1 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN đã thu hút dự án thứ cấp đạt 40,2%. SXCN góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1.695,069 triệu USD, tăng 17,94% so với cùng kỳ, đạt 100,04% kế hoạch năm.

Theo đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hòa Bình năm 2024 đề ra giá trị tăng trưởng công nghiệp - xây dựng 11,92%; giá trị xuất khẩu đạt 2.000 triệu USD. Ngoài các giải pháp mang tính toàn diện như: triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong SX-KD, thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, CCN, tích cực xúc tiến đầu tư các dự án mới, ngành Công Thương sẽ tập trung triển khai một số giải pháp phát triển các ngành SXCN chủ lực của tỉnh, đặc biệt là triển khai thực hiện hiệu quả Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển CN-TTCN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục thúc đẩy tái cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp gia công, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn. Triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của cơ sở CN-TTCN trên địa bàn.

Tập trung huy động nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu, CCN; chú trọng thu hút các NĐT hạ tầng khu, CCN trên địa bàn làm cơ sở thu hút NĐT thứ cấp; đôn đốc, tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm khởi công dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhuận Trạch và khu công nghiệp Bình Phú...; quan tâm, hỗ trợ NĐT hoàn thiện hạ tầng các CCN đã có vốn, đang hoạt động, khắc phục tình trạng chậm giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các NĐT triển khai dự án đúng tiến độ, phát huy công suất, hiệu quả hoạt động của các nhà máy, đảm bảo hoàn thành và vượt kế hoạch giá trị SXCN.

Tập trung đào tạo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Khuyến công địa phương tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch về đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn.


Đinh Hòa


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục