Ruộng dưa của anh Trương Quang Hoàng (xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, Phú Yên) bị “ngâm” thối do chưa tìm ra người mua.

Ruộng dưa của anh Trương Quang Hoàng (xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, Phú Yên) bị “ngâm” thối do chưa tìm ra người mua.

Khi giá cao thì không có để bán, còn lúc trúng mùa giá lại rẻ như bèo - đó là tình trạng chung của việc tiêu thụ nông sản, khiến người nông dân Việt Nam rơi vào tình trạng bế tắc lâu nay.

Những ngày này, ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, người nông dân đang lao đao do giá nông sản như lúa, gạo, rau, củ, quả đều mất giá. Nụ cười vụ mùa bội thu chưa kịp nở bỗng tắt lịm khi giá cả lao dốc không phanh... Nghịch lý này khiến cái nghèo vẫn bám lấy người nông dân Việt Nam bao đời nay.

Được mùa, mất giá

Chỉ mới hồi đầu tháng 1, giá lúa vẫn còn trên 5.000đ/kg, lúa tốt 6.000đ/kg. Nông dân mừng húm. Nhưng khi vụ đông xuân bắt đầu thu hoạch thì giá tuột dần, giờ đang mấp mé trên dưới 4.000đ/kg. Để hạn chế thiệt hại cho nông dân, Hiệp hội Lương thực VN đã kêu gọi bà con đừng vội bán lúa nhưng nợ ngân hàng, tiền phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, công thu hoạch... Tất cả đều trông vào hạt lúa nên nông dân không thể chờ.

Năm nay dưa được mùa lắm, năng suất từ 2 - 2,5 tấn/sào nên ai cũng khấp khởi mừng. Nào ngờ giá dưa cứ hạ dài, từ 4.000đ/kg hiện chỉ còn 300 - 400đ/kg, khiến người trồng dưa ôm nợ đầm đìa.
Lão nông Huỳnh Phong

Ông Trương Văn Bảy, Chủ nhiệm HTX Mỹ Thành (H.Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết, vì thiếu vốn nên trong 100 hộ nông dân thì đã có 99 hộ phải mua chịu vật tư, phân bón với giá cao hơn bình thường rồi chờ đến vụ bán lúa trả nợ. Hoặc là do sổ đỏ còn kẹt tại ngân hàng không thể vay tiếp được nên không thể nào ngồi chờ giá lúa lên. Bên cạnh đó, là bài học của năm 2008 khi rất nhiều nông dân trữ lúa lại chờ giá, rồi... khóc vì lúa từ 120.000đ/giạ đã rớt thẳng xuống còn 50.000đ/giạ nhưng vẫn không có người mua. "Chỉ có thương lái, nhà máy xay xát và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mới có điều kiện để trữ lúa và thắng lớn khi giá tăng cao như năm 2009 vừa qua. Còn nông dân thì cực khổ rồi chẳng được gì” - ông Bảy ngao ngán.

Hái dưa cho... bò ăn

Tình trạng của người nông dân trồng dưa tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên còn thảm hơn. Trong những ngày này dễ dàng bắt gặp những đống dưa cao ngất, chất dài bên lề đường còn khuôn mặt của người trồng lại buồn xo. Đội nắng, phơi sương bên đống dưa suốt mấy ngày qua nhưng chẳng có thương lái nào đến hỏi mua, trông ai cũng phờ phạc, ngồi bó gối chẳng buồn nói chuyện.

 
Dưa chất đống bên đường, chờ bán lẻ từng quả - Ảnh: Hiển Cừ 

Ông Huỳnh Phong (ở Bình Chương, H.Bình Sơn) - lão nông có thâm niên hơn 20 năm trong nghề cho biết, trồng dưa đòi hỏi nông dân phải “thức ngủ” cùng dưa. Thậm chí, Tết cũng phải “nằm” bên ruộng dưa, không dám bỏ đi chơi. Trung bình mỗi sào dưa đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng với hơn 100 công chăm sóc. Vì vậy khi bán, dưa phải có giá từ 1.500 - 1.800đ/kg mới mong có lãi. “Năm nay dưa được mùa lắm, năng suất từ 2 - 2,5 tấn/sào nên ai cũng khấp khởi mừng. Nào ngờ giá dưa cứ hạ dài, từ 4.000 đ/kg hiện chỉ còn 300 - 400đ/kg, khiến người trồng dưa ôm nợ đầm đìa”, ông Phong than thở.

Không chỉ rớt giá mà còn không có người mua. Trên các cánh đồng ở Quảng Ngãi, Bình Định, hàng trăm ha dưa đã đến kỳ thu hoạch nhưng vẫn “án binh bất động” vì nông dân chưa tìm được mối tiêu thụ. Bởi vậy, nhiều gia đình cắt cử người, thuê xe chở dưa đi khắp các địa phương trong tỉnh để bán lẻ từng trái nhưng vẫn ế. Bỏ thối thì tiếc nên nhiều gia đình thu hoạch về cho... bò ăn.

Giá tăng thì hết rau!

Rau, củ, quả... của Đà Lạt nổi tiếng cả nước nhưng với những người nông dân trồng rau ở đây, nghề trồng rau cũng như đánh bạc. Được giá thì phất lên rất nhanh, ngược lại, được mùa nhưng rớt giá thì mất cả chì lẫn chài. Chỉ trong vài tháng trước và sau Tết Nguyên đán vừa qua, người trồng rau đã trải qua đủ nỗi niềm. Nếu như trước Tết Canh Dần, nông dân Đà Lạt phải bán đổ bán tháo bắp sú, cải thảo với giá rẻ thì những ngày trung tuần tháng 3 này giá các loại rau này tăng vùn vụt. Thế nhưng lúc này người trồng rau chỉ biết than trời tiếc rẻ vì không có rau để bán. Nguyên do là những tháng cuối năm 2009, giá bắp sú, cải thảo quá rẻ nên nhà vườn chuyển sang trồng giống khác. Nay thị trường cần, giá tăng vọt thì lại không có để bán.

Tương tự, cách đây 2 tháng nông dân ở huyện Đơn Dương chấp nhận để hàng trăm ha cà chua thối rụng trên đồng, vì bán giá từ 200 - 400đ/kg không đủ trả tiền công thu hoạch. Ngay sau Tết Canh Dần, giá cà chua nhảy vọt lên 12.000đ/kg trong sự ngỡ ngàng, tiếc rẻ của người trồng rau...

Có nhiều nguyên nhân làm cho "canh bạc” trồng rau thua nhiều hơn thắng. Người thì đổ cho thời tiết, người thì cho là do thời vụ, cũng có ý kiến cho rằng, các vùng ngoại ô TP.HCM, các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam Bộ đều trồng được rau xanh để tự cung tự cấp nên giá rau Đà Lạt đương nhiên phải hạ... Nhưng theo một chuyên gia thuộc Sở Nông nghiệp -  Phát triển nông thôn Lâm Đồng, nông dân có thói quen sản xuất cái mình có chứ chưa biết sản xuất cái thị trường cần, nên mới rơi vào tình cảnh trồng rau như một canh bạc may rủi!

Muối: Cung vượt cầu

Ông Lê Xuân, Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) cho biết, giá muối trong nước bắt đầu giảm từ cuối năm 2009 và hiện đang đứng ở mức thấp. Nguyên nhân lớn nhất là do cung đang vượt cầu, gây ảnh hưởng đến đời sống của diêm dân.

Theo ông Xuân, ngay từ mẻ muối đầu tiên của năm 2010, bà con diêm dân đã được mùa do nắng nóng là điều kiện thuận lợi để làm muối. Hiện cả nước có tổng cộng 15.000 ha muối, sản lượng muối từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 2 là 150 ngàn tấn, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng tăng cũng là lúc giá muối lao dốc. Hiện nay giá muối thế giới đang giảm, chỉ còn khoảng 30 - 35 USD/tấn nên giá muối trong nước cũng giảm theo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Bộ Công thương phải chịu một phần trách nhiệm bởi công bố và cấp hạn ngạch nhập khẩu muối năm 2010 vào đúng thời điểm diêm dân cả nước đang được mùa. Được biết, hạn ngạch nhập khẩu muối năm nay là 260 ngàn tấn, trong đó đã cấp cho 170 ngàn tấn.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định, muối nhập khẩu theo hạn ngạch chỉ được phép dùng trong sản xuất công nghiệp, không cho nhập vì mục đích thương mại. Để bình ổn giá muối trong nước, đảm bảo diêm dân có thế sống được bằng nghề, Bộ Công thương và các bộ ngành liên quan tạm thời chưa xem xét việc cấp hạn ngạch thuế quan muối còn lại cho các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hạn chế sử dụng muối nhập khẩu, ưu tiên sử dụng muối do diêm dân trong nước sản xuất... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là các biện pháp được đưa ra khi giá muối đã rớt mạnh.

                                                                           Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục