Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành dệt may đang triển khai chương trình nội địa hóa, đẩy mạnh sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.

 
Tháng 5-2009, Nhà máy xơ sợi polyestes Ðình Vũ (Hải Phòng) được khởi công, khi đi vào sản xuất sẽ đáp ứng từ 30 đến 35% nhu cầu sợi polyestes cho ngành dệt. Công trình đầu tư trọng điểm này của ngành dầu khí đang được tập trung thi công khẩn trương.


Dự án xây dựng Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ là công trình liên doanh đầu tư giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) với số vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng. Ðây là một dự án trọng điểm của PVN và cũng là dự án đầu tư trọng điểm của TP Hải Phòng, nằm trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất trong nước.


Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy là 325 triệu USD, sử dụng công nghệ bản quyền của UHDE (CHLB Ðức) với những thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay, hằng năm sản xuất 175 nghìn tấn sợi polyestes, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy dệt vải trong nước. Những năm gần đây, ngành dệt may đang tập trung sức thực hiện chiến lược đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước, tạo bước phát triển đồng bộ từ khâu sản xuất sợi, dệt nhuộm, đến may để gia tăng giá trị  sản phẩm, tạo thêm thu nhập cho người lao động và nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Theo lãnh đạo VINATEX, trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta chưa sản xuất được sợi polyestes, hằng năm các cơ sở dệt vẫn phải nhập khẩu một lượng sợi trị giá từ 450 đến 500 triệu USD. Chính vì vậy, trong mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành, hoạt động đầu tư sản xuất xơ sợi trong nước được ưu tiên cao. Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ là công trình liên doanh giữa hai tập đoàn chủ đạo đối với nền kinh tế đất nước, mang ý nghĩa quan trọng thực hiện mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên dầu khí và các sản phẩm hóa dầu từ các nhà máy lọc hóa dầu trong nước do PVN đầu tư. Tạo bước phát triển bền vững cho cả hai ngành kinh tế quan trọng này. Về phía VINATEX, nguồn xơ sợi sản xuất từ Ðình Vũ sẽ tạo sự chủ động, ổn định trong sản xuất, đáp ứng từ 30 đến 35% nhu cầu của ngành dệt may, với doanh thu mỗi năm khoảng 200 triệu USD, góp phần tích cực thực hiện chủ trương đẩy mạnh nội địa hóa, giảm nhập siêu, chống lạm phát của Chính phủ.


Nhận thức ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án,  ngay từ đầu năm 2010, Ban quản lý dự án và các nhà thầu trên công trường đã phối hợp lực lượng, tổ chức lao động có chất lượng và hiệu quả. Công trình được khởi công ngày 18-5-2009, thời gian thi công chưa nhiều nhưng nhờ có nhiều giải pháp điều hành hợp lý và khoa học của chủ đầu tư là Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX), các nhà thầu đã tập trung huy động lực lượng tổ chức thi công liên tục, phấn đấu vượt tiến độ đề ra.


Sau khi hoàn thành san lấp mặt bằng, công việc đóng cọc nền móng nhà máy được triển khai đồng loạt sau kỳ nghỉ Tết. Tổ hợp nhà thầu HEC/LGI.PVC do Hyundai đứng đầu đang tập trung mọi phương tiện, tổ chức thi công từ hai, ba ca liên tục. Từ đầu năm 2010, bước vào thời kỳ cao điểm, trên công trường ngày, đêm thường xuyên có từ 1.200 đến 2.000 kỹ sư, công nhân làm việc. Do thi công trên nền đất yếu, nên việc xử lý bảo đảm tiến độ và chất lượng của nền móng nhà máy chính có ý nghĩa quyết định tiến độ xây dựng của toàn nhà máy.


Ðể bảo đảm hạng mục nền móng nhà máy chính hoàn thành trong tháng 7-2010, sau kỳ nghỉ Tết, theo sự chỉ đạo, điều hành của Ban quản lý dự án, Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME), đơn vị thi công chủ lực trên công trường đã huy động thiết bị xe, máy và điều động đủ nhân lực tổ chức thi công từ hai đến ba ca/ngày. Các nhà thầu đã điều về công trường tám rô-bốt và sáu dàn búa đóng, thi công liên tục. Nhờ tổ chức thi công tăng ca, tăng thiết bị máy móc, tiến độ đóng cọc bê-tông ly tâm cường độ cao đã vượt kế hoạch. Trong đóng cọc móng, yếu tố làm chậm thi công là việc xử lý hàn nối ở các đoạn cọc. Khắc phục sự chậm trễ công đoạn này, nhà thầu đã điều động thợ hàn chuyên nghiệp được cấp chứng chỉ bậc cao về công trường, phát huy trình độ thao tác nhanh của thợ, rút ngắn thời gian hàn nối cọc từ 40 đến 45 phút xuống còn 15 phút/mối hàn. Ðến giữa tháng 4, phần thi công đóng cọc toàn bộ nền móng công trình đã hoàn thành 80%, trong đó phần nhà máy chính đã đóng xong, số cọc đóng ở các phân xưởng phụ trợ sẽ hoàn thành trong tháng 4.


Qua hai tháng 10 ngày thi công quyết liệt, toàn công trường đã đóng 2.600 cọc bê-tông với tổng chiều dài hơn 104 nghìn m. Quá trình phối hợp, điều phối thi công trên công trường được tăng cường, sau khi đóng xong cọc là tổ chức thi công cuốn chiếu đài móng, công trình ngầm, đồng thời tổ chức gia công chế tạo kết cấu thép tại hiện trường để sau khi hoàn thành kết cấu bê-tông là triển khai lắp đặt ngay. Ðến nay, hơn 5 nghìn tấn kết cấu thép đã được gia công chế tạo trong nước; khối lượng bê-tông thi công đài móng, dầm cột đã thực hiện được hơn 10 nghìn m3. Từ giữa tháng 4 bắt đầu lắp đặt hệ thống đường ống ngầm.


Tổng giám đốc PVTEX Vũ Ðình Duy cho biết: Ðến nay, tiến độ thi công toàn dự án vượt khoảng 3%, trong đó công tác thiết kế vượt cao nhất là 2,74%. Nhiều phần việc thiết kế tổng thể (FEED) đạt 78%, riêng gói thiết kế kỹ thuật tổng thể đạt 95,21%, vượt 3% kế hoạch. Hiện tại nhà thầu đã trình thiết kế lên chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt, trong đó bao gồm cả phần đánh giá tác động môi trường; phương án phòng cháy chữa cháy. Sau gần chín tháng kể từ ngày khởi công, các hạng mục đang vượt tiến độ do có sự phối hợp chặt chẽ giữa tư vấn thiết kế kỹ thuật tổng thể với triển khai công tác thiết kế chi tiết. Hai khâu thiết kế này đều do một nhà thầu thực hiện (các dự án khác thông thường do hai nhà thầu thiết kế riêng, sự phối hợp chưa cao dẫn tới chậm tiến độ).


Đến nay, nhà thầu EPC đã ký hợp đồng, đặt mua 106/211 thiết bị chính của nhà máy, trong đó có 56/59 thiết bị bản quyền; 14/30 thiết bị quay; 16/19 thiết bị tĩnh, tổng tiến độ đạt 35,8%. Theo hợp đồng, nhà thầu EPC đang triển khai thiết kế, mua sắm các thiết bị chính từ Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Ðức.


Từ ngày 20-3 đến giữa tháng 4, đơn vị đã nhập khẩu, vận chuyển về công trường ba chuyến thiết bị. Theo kế hoạch trong năm 2010 toàn bộ công tác mua sắm, vận chuyển thiết bị về công trường sẽ đạt 96%, bắt đầu lắp đặt thiết bị chính phấn đấu thi công xây lắp các hạng mục đạt 85% và công tác thiết kế hoàn thành 100%. Ðể giám sát, bảo đảm chất lượng thiết bị trong quá trình chế tạo ở nước ngoài, chủ đầu tư phối hợp tư vấn giám sát đã thành lập đội quản lý dự án, bố trí cán bộ giám sát tại các trung tâm thiết kế mua sắm, tổ chức phê duyệt tại chỗ thiết kế, tạo thuận lợi cho quá trình chế tạo thiết bị và tăng cường khâu giám sát, quản lý chất lượng, mua sắm,chế tạo. Với quyết tâm cao và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của lãnh đạo PVTEX, các nhà thầu đang bám sát tiến độ, phấn đấu đến tháng 8-2011 đưa toàn bộ nhà máy vào vận hành, phát huy hiệu quả công trình đầu tư trọng điểm của ngành dầu khí.


                                                                                Theo ND

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục