Thành viên BCĐ kiểm tra công tác phòng trừ rầy tại huyện Mai Châu

Thành viên BCĐ kiểm tra công tác phòng trừ rầy tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Tính đến ngày 3/5, toàn tỉnh có 318,19 ha lúa bị bệnh lùn sọc đen tại 49 xã thuộc 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong... là những huyện có diện tích lớn bị bệnh lùn sọc đen.

 

Hiện nay, các địa phương đang tích cực phòng trừ rầy, đã xử lý nhổ tỉa được 315,84 ha, phun trừ rầy 1250 ha, tiêu hủy 0,01 ha. Theo các nhà chuyên môn, trên đồng ruộng rầy cám lúa 3 bắt đầu rộ từ 26/4, mật độ cao 5000 con/m2, đã có biểu hiện cháy rầy tại xã Trường Sơn (Lương Sơn). Dự kiến, lứa rầy này sẽ tiếp tục rộ đến ngày 10/5 và gây hại mạnh khoảng 25/5. Đây là lứa rầy có mật độ và diện phân bố rộng nhất trong vụ chiêm - xuân, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa và cũng là lứa rầy truyền virut lùn sọc đen cho diện tích mạ mùa sớm của tỉnh.

 

BCĐ cho biết: Bệnh lùn sọc đen và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hiện chưa có thuốc đặc trị. Muốn tiêu diệt và phòng trừ mệnh bệnh hiệu quả là phải phòng trừ côn trùng môi giới truyền bệnh gồm rầy nâu và rầy lưng trắng. Về những thông tin đã có những loại thuốc hay chế phẩm có thể trừ được bệnh lùn sọc đen, ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục BVTV khẳng định: Lùn sọc đen là bệnh ro virut gây ra chưa có loại thuốc nào được đăng ký để trừ bệnh. Cây lúa bị bệnh lùn sọc đen sẽ không thể phục hồi bình thường. 100 m2 lúa bị bệnh lùn sọc đen tại thôn Quyết Tiến, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy dù vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường, lúa vẫn có đòng nhưng hoàn toàn không trỗ bông được do phần bẹ lá phía dưới cổ lá đòng bị vặn xoắn, bó chặt lại và đã phải tiêu hủy. Cần phân biệt rõ cây lúa bị bệnh và diện tích lúa nhiễm bệnh. Diện tích lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ bệnh thấp (dưới 5% số cây, số khóm) đã được chỉ đạo nhổ bỏ số cây, khóm bị bệnh vì vậy côn trùng môi giới bị loại trừ tối đa, làm giảm thiểu lây lan sang cây lúa khỏe. Như vậy, các biện pháp canh tác, phun thuốc trừ rầy không thể làm cho các cây lúa nhiễm bệnh phát triển bình thường mà sẽ giúp các cây khoẻ còn lại không nhiễm bệnh. Diện tích lúa nhiễm bệnh, nếu được cung cấp đủ nước tưới, bảo đảm dinh dưỡng và thực hiện đúng các yêu cầu phòng trừ bệnh vẫn có thể đạt năng suất tốt.

 

Trước diễn biến phức tạp của bệnh lùn sọc đen hại lúa, BCĐ quyết định ứng kinh phí mua 2 tấn thuốc cung cấp cho các địa phương phun trừ rầy là tác nhân truyền bệnh lùn sọc đen. BCĐ khuyến cáo: Cần cấp bách kiểm tra rà soát đồng ruộng, thống kê diện tích bị nhiễm bệnh, chuẩn bị xử lý rầy. Tuân thủ nguyên ngặt hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong phòng trừ và xử lý rầy. Đối với những khu vực đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen, tổ chức phun trừ rầy đồng loạt, bao vây khu vực lúa bị bệnh. Đối với khu vực chưa xuất hiện bệnh tổ chức phun trừ rầy trên những ruộng lúa có mật động trên 2.000 con/m2, phun thuốc trừ rầy nêúi mật độ trên 1.000 con/m2  ở những ruộng nhiễm rầy có kèm theo hiện tượng vàng lá hoặc sinh trưởng kém do thiếu dinh dưỡng; phun tập trung tại các ổ rầy, không phun tràn lan ra cả cánh đồng. Lúa xuân sớm đã chắc xanh những khu vực nhiễm bệnh cần vệ sinh đồng ruộng. Nếu gieo mạ mùa sớm phải xử lý hạt giống phòng trừ rầy trên mạ, hạn chế lây lan sang vụ mùa. Khoảng 20 ngày nữa sẽ bắt đầu thu hoạch diện tích lúa trà sớm, cần phải có phương án xử lý đồng ruộng. Các huyện, thành phố cần huy động tổng lực phun thuốc phòng trừ rầy lúa, hạn chế đến mức thấp nhất lây lan ra diện rộng.

 

Đến nay, BCĐ tỉnh đã được thành lập phân công các thành viên phụ trách cơ sở. Tuy nhiên, tới nay đã có huyện thành lập, có huyện lại chưa thành lập BCĐ. Có huyện BCĐ chỉ cơ cấu thành viên là các cơ quan chức năng. Tình hình diễn biến dịch rất phức tạp, có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng lúa vụ xuân và nhiều khả năng phát sinh trong vụ mùa. Để công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen đạt hiệu quả cần phải huy động cả hệ thống chính trị tham gia, phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ, gắn trách nhiệm của cơ sở vào triển khai cấp bách các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. 

 

                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục