Tình trạng tiết giảm sản lượng điện hiện nay do các nhà máy thủy điện trên toàn quốc thiếu hụt nguồn nước.

Tình trạng tiết giảm sản lượng điện hiện nay do các nhà máy thủy điện trên toàn quốc thiếu hụt nguồn nước.

(HBĐT) - Quá trình cắt giảm tiết kiệm điện của điện lực Hòa Bình trong hơn một tháng trở lại đây phần nào đã gây xáo trộn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất. Để làm rõ hơn và cung cấp tới bạn đọc vấn đề này, Phóng viên HBĐT đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Điện lực Hòa Bình.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến buộc phải cắt điện luân phiên trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian vừa qua? 

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Có thể nói, sự thất thường của thời tiết chính là nguyên nhân chính dẫn đến hơn một tháng trở lại đây tiết giảm khá nhiều sản lượng điện trên toàn quốc. Một số địa phương, mực nước trên các sông, hồ thấp hơn nhiều so với bình quân các năm trước.

 

Thực tế trên toàn quốc, các nhà máy nhiệt điện đã hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, sản lượng điện thiếu hụt tập trung chủ yếu từ các nhà máy thuỷ điện (chiếm đến 1/3 tổng sản lượng điện cả nước).

 

Ngoài ra, một số công trình nguồn và lưới điện đưa vào hoạt động chậm hơn so kế hoạch. Trong khi đó, nền kinh tế đang phục hồi, tính riêng 3 tháng đầu năm 2010, nhu cầu về điện trên toàn quốc tăng đến 22% làm cho cung ứng điện càng khó khăn.

 

Mặt khác, một số tỉnh, thành vùng núi phía Bắc, những năm trước sử dụng một phần điện mua từ Trung Quốc. Năm nay, bên bạn cũng hạn hán thiếu hụt điện nên hạn chế sản lượng điện bán cho Việt Nam. Dẫn đến, nguồn điện trong nước phải cung cấp thêm khá nhiều cho các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái…

 

Tất nhiên như vậy dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện phân bổ cho các địa phương khác, trong đó có Hoà Bình, dẫn đến buộc phải cắt điện luôn phiên, tiết giảm sản lượng điện tiêu thụ.

 

 PV: Lộ trình cắt giảm điện được Điện lực Hòa Bình thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Chỉ tiêu phân bổ sản lượng điện của Tâp đoàn Điện Lực Việt Nam cũng như Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho các địa phương trong gian đoạn hiện nay được tính theo thời gian có khi 5 ngày, 1 tuần cao nhất chỉ 10 ngày. Với sản lượng điện sử dụng của cả tỉnh Hòa Bình mỗi ngày tiêu thụ sấp sỉ 900.000 kwh/ ngày, những ngày cao điểm còn hơn, so với năm 2008 tăng trưởng 14%.

 

Trong khi đó sản lượng điện của cấp trên phân bổ về tỉnh tuy theo từng giai đoạn, giao động từ 715.000 kwh/ngày đến 757.000 kwh/ ngày. Như vậy, bình quân mỗi ngày, toàn tỉnh thiếu hụt trên dưới 150.000 đến 250.000 kwh điện, do ngành điện buộc phải xa thải.     

 

Dựa trên căn cứ vào chỉ tiêu sản lượng điện được phân bổ cho Hoà Bình. Trên cơ sở đó, các Chi nhánh điện tại các huyện, thành phố căn cứ tiết giảm sản lượng điện đối với khách hàng không được ưu tiên cho phù hợp. Tập trung vào điện sinh hoạt gia đình, chiếm gần 70% sản lượng điện thương phẩm trên toàn tỉnh buộc phải cắt luôn phiên. Việc cắt giảm điện được tính theo giờ cao điểm, trung bình và giờ thấp điện. Bởi vậy, việc cắt điện có thể diễn ra qua cả một đêm là điều khó tránh khỏi.

 

PV: Trong việc cắt giảm điện, Điện lực Hòa Bình có tính đến ưu tiên sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Tất nhiên, trong lộ trình tiết giảm sản lượng điện, Điện lực Hoà Bình đã có tính đến các khách hàng trong diện ưu tiên được tỉnh phê duyệt. Trong đó có các cơ sở như bệnh viện, các cơ quan chủ chốt của tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và mặt hàng xuất khẩu. Riêng các thành phần công nghiệp chiếm từ 25 – 30% sản lượng điện tiêu thụ tổng sản lượng thương phẩm của toàn điện lực được ưu tiên cung cấp.

 

Chúng tôi cũng đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhất là các nhà máy xi măng trong tỉnh nhằm làm sao hạn chế sử dụng điện, tiết kiệm đến mức tối đa, đảm bảo giảm từ 10 – 15% sản lượng điện tiêu thụ, phù hợp với điều kiện sản xuất và tình trạng thiếu hụt nguồn điện chung của toàn hệ thống. Đối với điện chiếu sáng đô thị, chúng tôi cũng yêu cầu tiết giảm  bằng cách cắt giảm sản lượng điện chiếu sáng công cộng giảm 50%. Còn đối với sản xuất nông nghiệp, nếu xảy ra tình trạng úng, hạn, Điện lực Hoà Bình chỉ đạo các chi nhánh ưu tiên cấp điện.

 

PV: Vậy đồng chí có thể cho biết đến khi nào lộ trình cắt giảm điện trên địa bàn tỉnh mới chấm dứt?

 

Đồng chí Lương Văn Phương: Theo tính toán của ngành điện, dự báo đến cuối tháng 5 hoặc đến trung tuần tháng 6/ 2010, tình trạng xa thải điện luân phiên trên địa bàn tỉnh như hiện nay mới có thể chấm dứt. Tuy nhiên còn phải căn cứ khá nhiều vào tình hình diễn biến thời tiết trong thời gian tới.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

Hồng Trung

(Thực hiện)

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục