Thực hiện dự án HTPTSX năm 2009, huyện Kim Bôi được hỗ trợ 47 máy nông nghiệp các loại với tổng nguồn vốn hỗ trợ trên 1 tỷ đồng

Thực hiện dự án HTPTSX năm 2009, huyện Kim Bôi được hỗ trợ 47 máy nông nghiệp các loại với tổng nguồn vốn hỗ trợ trên 1 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2010 là năm kết thúc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010). Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh, đến thời điểm này các huyện, thành phố đã hoàn tất việc phân khai vốn, phấn đấu đến tháng 12/2010 sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2010 và tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình 135.

 

Riêng đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (HTPTSX), thời gian không còn nhiều và tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các địa phương cần cấp thiết triển khai các hoạt động “chạy đua” mới có thể đảm bảo hiệu quả thực hiện dự án theo đúng lộ trình đã được hoạch định.  

 

Dự án HTPTSX tập trung vào nội dung hỗ trợ phát triển nông – lâm – ngư nghiệp nên mang tính thời vụ và tiến độ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Do thời vụ của sản xuất nông nghiệp không trùng với năm tài chính nên dự án thường được thực hiện “gối” hai năm. Trong khi đó, năm nay là năm kết thúc Chương trình 135, theo khung lộ trình, đến tháng 12 các địa phương đã phải tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch năm 2010 và tiến hành đánh giá kết quả 5 năm thực hiện. Trước yêu cầu phải hoàn thành dự án HTPTSX gói gọn trong năm 2010, áp lực về thời gian là rất lớn - nhất là đối với các xã còn lúng túng trong vai trò chủ đầu tư.

 

Bắt đầu từ năm 2009, toàn bộ dự án HTPTSX đã được phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư thay vì giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư như ba năm về trước (2006 – 2008). Theo đó, UBND xã được tự chủ nguồn vốn và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn. Trong năm đầu tiên làm chủ đầu tư, nhiều xã tỏ ra lúng túng khi triển khai các phần việc như phê duyệt danh sách, lập kế hoạch đón vốn, giải ngân vốn đến từng hộ và nhóm hộ… Do đó, Ban chỉ đạo huyện và đặc biệt là cán bộ chuyên trách tại địa phương phải “cầm tay chỉ việc”, sâu sát hướng dẫn đội ngũ cán bộ xã để họ làm quen với công việc và hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả bước đầu khá khả quan khi có 63/73 xã được đánh giá đủ khả năng làm chủ đầu tư (đạt 94% kế hoạch giao). Còn lại một số xã như Đồng Nghê, Tân Minh, Mường Tuổng (Đà Bắc), Cuối Hạ, Nuông Dăm (Kim Bôi)… tự thấy chưa đủ khả năng đã đề nghị huyện làm chủ đầu tư giúp, lấy kinh nghiệm cho năm 2010 tự thực hiện.

 

Ông Hà Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư là chủ trương đúng đắn và mang tính ưu việt nhưng đòi hỏi phải có thời gian và tâm huyết. Vấn đề là chất lượng đội ngũ cán bộ xã hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Do đó tiến độ thực hiện dự án HTPTSX nhìn chung bị chậm so với kế hoạch đề ra và quá trình thực hiện vấp phải nhiều phát sinh hơn so với các năm giao UBND huyện làm chủ đầu tư. Ví dụ như năm 2009, một số xã của huyện Tân Lạc và Đà Bắc đến phút chót đã thay đổi một số nội dung đầu tư nên vốn kế hoạch của huyện được giao muộn hơn, việc triển khai thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp năm 2009 không kịp thời vụ, phải chuyển tiếp sang năm 2010. Còn năm nay, mặc dù đến giữa quý II kế hoạch vốn đã được UBND các huyện giao trực tiếp xuống cơ sở nhưng nhiều xã đến thời điểm này vẫn chưa lựa chọn được nội dung đầu tư để lên kế hoạch sử dụng vốn. Trước sự chậm trễ này, Chi cục Phát triển nông thôn – cơ quan thường trực dự án – đã có công văn đốc thúc các địa phương, quán triệt tinh thần là phải “chạy đua” với thời vụ, cuối tháng 5 phải giao xong vốn cho sản xuất vụ mùa và tháng 8 phải giao xong vốn cho sản xuất vụ đông. Có như thế mới đảm bảo được hiệu quả của đồng vốn hỗ trợ và hoàn thành kế hoạch năm 2010 sớm hơn so với các năm trước.

 

Năm nay, toàn tỉnh có 73 xã và 86 thôn, bản được đón nhận dự án HTPTSX với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 17.180 triệu đồng. Nội dung và cơ cấu vốn hỗ trợ tiếp tục tập trung vào các nội dung đã được hướng dẫn trong thông tư: Xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp; hỗ trợ giống và vật tư nông - lâm nghiệp; đầu tư máy móc và thiết bị bảo quản, chế biến; bồi dưỡng kiến thức và tập huấn kỹ thuật khuyến nông - lâm - ngư; xây dựng tủ sách khuyến nông - lâm - ngư nghiệp… Thời điểm này, các địa phương đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ hè thu, do đó Ban chỉ đạo tỉnh và huyện yêu cầu Ban chỉ đạo cấp xã phải nhanh chóng rà soát, thống kê nhu cầu trên địa bàn quản lý để từ đó triển khai các nội dung đầu tư kịp với thời vụ sản xuất./.

 

                                                                                               Phan Anh

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục