Anh Đinh Gia Tài đang kiểm tra chất lượng sản phẩm gạch không nung trước khi xuất xưởng

Anh Đinh Gia Tài đang kiểm tra chất lượng sản phẩm gạch không nung trước khi xuất xưởng

(HBĐT) - Câu chuyện giữa tôi và anh Đinh Gia Tải ở thôn Yên Sơn, xã yên Lạc, huyện Yên Thuỷ luôn bị ngắt giữa chừng bởi chừng vài phút lại có người đến mua hàng. Căn nhà của anh nằm cách trung tâm huyện Yên Thuỷ gần 3km mà luôn bận rộn khách ra vào.

 

Năm 1986, sau khi tốt nghiệp trung học chàng thanh niên Đinh Gia Tải rời quê hương xã Yên Lạc huyện Yên Thủy vào quân ngũ. Anh đóng quân tại một đơn vị chủ lực có nhiệm vụ bảo vệ các tuyến biên giới ở huyên Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Trong một lần làm nhiệm vụ anh bị thương khá nặng: cắt 7 sương sườn, 1 lá phổi, một lá lách phải đưa về tuyến sau điều trị. Ra viện với mức thương binh hạng 1/4. Năm 1988 anh quyết định giải ngũ về điều dưỡng tại gia đình. Khi sức khoẻ dần bình phục, anh tham gia sản xuất nông nghiệp. Sau một thời gian thì anh lập gia đình với chị Nguyễn Thị Hoa và tham gia hợp tác xã thương binh huyện Yên Thủy. Thời gian này, cuộc sống của gia đình vô cùng khó khăn, con nhỏ, bị thương tật mất sức lao động. Thu nhập của gia đình phụ thuộc vào trồng lúa và nuôi lợn. Nhưng với nghị lực của một người lính cụ Hồ, anh dồn sức lực để vượt qua thời kỳ khó khăn. Anh kể: Nhiều lúc nghĩ hoàn cảnh cũng thấy nản nhưng mỗi lần nhớ lại lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế” anh cố gắng vượt qua hoàn cảnh cần mẫn lao động sản xuất để làm chỗ dựa cho gia đình. Vào hợp tác xã anh được vay vốn để mở một quầy bán tạp hóa nhỏ tại nhà. Chị Hoa tranh thủ đi lấy hàng tận gốc để bán nên người đến mua ngày một đông.

 

Sau vài năm anh tích cóp chút vốn, anh Tải xây chuồng nuôi lợn. Cả khu vườn rộng ở nhà anh chị trồng khoai lang làm thức ăn cho lợn. Với hình thức lấy ngắn nuôi dài số tiền lãi từ quán hàng để mua cám nuôi lợn. Anh nuôi 4 con lợn nái. Khi lợn đẻ anh để giống nuôi lợn thịt. Do vậy, trong chuồng của anh lúc cũng có từ 30 đến 40 con lợn thịt. Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăn nuôi nên đàn lợn của anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Chị Hoa tâm sự: Để làm được điều này hai vợ chồng phải rất nỗ lực. Anh Tải là thương binh, tuy không làm được việc nặng thì anh tính toán làm ăn và tranh thủ làm việc nhẹ giúp gia đình. Đây cũng là chỗ dựa tinh thần để hai con trai của anh học tập. Hiện cháu trai đầu Định Ngọc Tân đang theo học tại trường trung cấp Lao động - Thương binh và xã hội (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), cháu trai thứ hai Đinh Gia Thành là học sinh lớp 11- trường THPT Yên Thủy A.

 

Năm 2004 khi đã có chút vốn anh quyết định mua máy xay xát. Vừa làm dịch vụ vừa phục vụ cho gia đình. Cuối năm khi thấy dịch vụ xay xát làm ăn có hiệu quả anh quyết định mua thêm một máy nữa để làm. Những thời điểm bận rộn anh thuê thêm người làm với thu nhập mỗi tháng trên 1 triệu đồng/người.

 

Năm 2008, khi thấy nhu cầu gạch xây dựng ngày càng cao anh quyết định bỏ ra 97 triệu đồng đầu tư dây chuyền sản xuất gạch ép xi măng. Gạch sản xuất đến đâu hết đến đó. Cơ sở sản xuất gạch của anh mỗi năm sản xuất được 60 vạn gạch và tạo được việc làm cho 5 người là những cựu chiến binh ở địa phương. Có thu nhập trung bình 2,3 triệu đồng/ tháng. Trong thời gian tới anh Tải đang có ý định mở thêm một xưởng ép gạch bán tự động là làm thêm sản phẩm gạch lát vỉa hè và nuôi nhím, ba ba nhím để tạo thêm việc làm cho các thành viên trong HTX, tăng thu nhập cho gia đình.

   

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng với với phẩm chất Anh bộ đội Cụ Hồ, hơn 20 năm qua, anh thương binh Đinh Gia Tải không chỉ hăng say lao động phát triển kinh tế gia đình anh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể. Hiện, anh là Phó Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở của HTX thương binh huyện Yên Thủy. Năm 2009, anh được vinh dự là một trong hai người đại diện của tỉnh tham dự hội nghị sơ kết 3 năm cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh toàn quốc.

 

                                                                                      Việt Lâm

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục