Vùng chuyên canh rau ngót đen lại thu nhập cao cho bà con nông dân thôn Lộc Môn, xã Trung Sơn

Vùng chuyên canh rau ngót đen lại thu nhập cao cho bà con nông dân thôn Lộc Môn, xã Trung Sơn

(HBĐT) - Từ một xã thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi, những năm gần đây, diện mạo của Trung Sơn (Lương Sơn) đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất CN-TTCN và hoạt động dịch vụ từng bước được mở mang không chỉ tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp mà còn giúp người dân từng bước thay đổi thói quen, tập tục và định hướng ngành nghề trước mắt cũng như lâu dài.

 

Nằm trong chuỗi đô thị Láng - Hòa Lạc - Miếu Môn, trong vùng quy hoạch khu công nghiệp Nam Lương Sơn, có đường Hồ Chí Minh đi qua cùng tiềm năng về lao động, đặc biệt với  vùng núi đá vôi  hơn 560 ha chiếm gần 50% diện tích tự nhiên, đư­ợc quan tâm khai thác, Trung Sơn đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Hiện tại, trên địa bàn đã có 5 doanh nghiệp khai thác đá và 3 dự án đang được triển khai đầu tư. Trong đó có các dự án lớn như: Nhà máy xi măng Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn, trường Trung cấp nghề… đã giải quyết việc làm với thu nhập bình quân 1 triệu đồng/người/tháng cho 445 lao động trong xã.

 

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư,  công tác đền bù giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nặng nề, nhưng cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong xã luôn xác định và quán triệt đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó, cán bộ, đảng viên luôn phải là những người đi đầu gương mẫu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để giải quyết kịp thời những tồn tại, vướng mắc, tranh chấp và kiến nghị của người dân. Mọi vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng đều được thông báo rộng rãi, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền xã phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư  trong việc thực hiện cam kết ưu tiên việc làm cho lao động địa phương và có nhiều giải pháp nhằm thực hiện gắn sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường. 

 

Những tiềm năng và lợi thế đó cùng các chủ ch­ương, giải pháp phù hợp, mạnh dạn là điều kiện quan trọng để xã Trung Sơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất thuần nông sang phát triển CN-TTCN và thư­ơng mại dịch vụ.

Đến nay, trên địa bàn xã có 55 cơ sở sản xuất TTCN với các ngành nghề chính như sản xuất gạch xây dựng, mây tre đan, cây cảnh, chổi chít, đồ mộc dân dụng, xay sát, cơ khí, may mặc, dịch vụ vận tải cùng hơn 70 hộ tham gia kinh doanh thương mại đã tạo việc làm ổn định cho 280 lao động tại chỗ.

 

Cùng với việc quan tâm và tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, cấp uỷ, chính quyền xã luôn chăm lo về vốn, kiến thức và động viên nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Toàn xã có 484 hộ được vay trên 5,6 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Từ đó, diện tích canh tác được tận dụng triệt để cấy lúa và trồng hoa màu. Năm 2009, năng xuất lúa bình quân của xã đạt 44,1 tạ/ha, ngô bình quân đạt 38,9 tạ/ha. Trung Sơn là xã có diện tích chuyên canh rau ngót lớn nhất huyện, không chỉ đáp ứng nhu cầu trên địa bàn mà còn cung cấp cho nhiều khách hàng lớn ở Hà Nội. Kinh tế từng bước phát triển đã nâng thu nhập của xã lên 10,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,8%. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Văn hóa - xã hội ngày càng tiến bộ với 5/6 xóm và 75,5% hộ được công nhận là khu dân cư tiên tiến và gia đình văn hóa. Trong đó có 3 xóm giữ vững danh hiệu làng văn hoá cấp huyện và 39,7% hộ 3 năm liền được công nhận là gia đình văn hóa.

  

 

                                                                               Đức Phượng

Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục