Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

(HBĐT) - Trung tâm Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh) được thành lập từ tháng 3/2004. Sau đó, để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho hội viên nông dân thông qua công tác dạy nghề, từ tháng 4/2008, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (TT DN&HTND).

 

 

Hơn hai năm nỗ lực đảm trách vai trò là cầu nối giữa nông dân với các chương trình dạy nghề, chuyển giao KHKT và dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhưng hiệu quả hoạt động dạy nghề của TT mới chỉ dừng ở mức hạn chế, mà một trong những nguyên nhân chính là thiếu kinh phí hoạt động.

 

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của TT DN&HTND đã được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2050/QĐ-UBND ngày 24/9/2008, TT DN&HTND là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý trực tiếp của Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh và chịu sự quản lý Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề của Sở LĐ-TB&XH tỉnh. Đây là cơ sở đào tạo nghề được thành lập nhằm mục đích đào tạo trình độ sơ cấp nghề, bổ túc, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn. Với hai mảng hoạt động chính là dạy nghề và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nông dân, TT sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa các tổ chức, nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu với hội viên nông dân thông qua việc thực hiện công tác dạy nghề và cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

 

Trong diện mạo mới, chức năng dạy nghề cho nông dân được định hình rõ nét hơn và qua đó, TT có được nền tảng cốt yếu để hoạt động. Vai trò của TT là khảo sát thực tế, tập hợp hội viên nông dân có nhu cầu học nghề, sau đó tự tổ chức dạy nghề hoặc phối hợp với các đơn vị đối tác để triển khai các khoá dạy nghề, đáp ứng thiết thực và kịp thời nhu cầu học nghề của nông dân. Các khoá đào tạo do TT phối hợp tổ chức nhằm mục đích trang bị cho nông dân lượng kiến thức sát thực, bổ ích về chuyên ngành sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, định hướng cho nông dân cách tư duy khoa học và quản lý kinh tế hiệu quả. Tiếp cận nông dân theo cách đó, TT sẽ từng bước kiến tạo niềm tin đối với hội viên, đặt ra kỳ vọng là sẽ làm thay đổi nhận thức của hội viên về công tác dạy nghề và giúp họ nâng cao năng lực hoạt động.

 

Anh Nguyễn Hoàng Hà, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực dạy nghề cho biết: Trên thực tế, nhu cầu học nghề của nông dân là rất lớn. Khảo sát sơ bộ cho thấy khoảng trên 60% lao động sản xuất nông nghiệp có nhu cầu học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Đặc biệt, nghề nông là một nghề khó và có độ rủi ro cao. Bản thân người nông dân với kiến thức và kỹ năng hiện có chưa đủ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đó, chưa thể làm chủ quá trình sản xuất nếu không được đào tạo và đào tạo lại thông qua các hình thức tập huấn nghề, dạy nghề, chuyển giao KHKT...

 

Tại chương VII, Quy chế tổ chức và hoạt động của TT (có hiệu lực từ ngày 24/9/2008) đã nêu: TT được quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo các hoạt động dạy nghề. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: kinh phí hoạt động thường xuyên; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao; kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kinh phí khác. Nhưng thực tế là hoạt động dạy nghề của TT DN&HTND đến nay vẫn rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm” vì nhiều nguyên nhân như: không có đội ngũ giáo viên tại chỗ và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nên chưa chủ động trong việc tổ chức mở các lớp nghề. Nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và dạy nghề của Nhà nước hiện nay TT chưa được cấp... Như vậy, mặc dù được thành lập với tư cách là cơ sở đào tạo nghề được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động và có quyền tự chủ trong hoạt động dạy nghề nhưng sau hơn 19 tháng hoạt động, TT DN&HTND vẫn chưa có năng lực tài chính thiết yếu để thực hiện chức năng dạy nghề.

 

Trong khi đó từ khi thành lập đến nay, với tư cách là đơn vị chức năng trực thuộc HND tỉnh, TT đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp mở được trên 10 lớp tập huấn nghề và dạy nghề cho nông dân. Đồng thời, có vai trò quan trọng giúp các cấp HND chủ động hơn trong phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề điện dân dụng, nghề mây giang đan, chổi chít xuất khẩu, trồng rau hữu cơ, chăn nuôi, nghề hàn, dệt thổ cẩm... cho 3.398 lao động. Ngoài chương trình dạy nghề, TT đã phối hợp với Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ mở các lớp trung cấp kinh tế nông nghiệp hệ vừa học vừa làm tại các huyện Tân Lạc, Mai Châu và Đà Bắc, thu hút 264 học viên là cán bộ và Hội viên nông dân cơ sở. Thời gian tới, TT tiếp tục khảo sát nhu cầu để mở các lớp trung cấp và liên thông cao đẳng, đại học. Những hoạt động đó cho thấy nỗ lực cũng như năng lực hoạt động của cán bộ TT DN&HTND. Nhưng chỉ với tâm huyết và khả năng chưa đủ để TT DN&HTND khẳng định được chỗ đứng xứng đáng trong mạng lưới cơ sở dạy nghề của tỉnh.

 

Trao đổi về vấn đề này, anh Nguyễn Hoàng Hà hé mở: “Gần đây, có một tín hiệu vui đối với TT DN&HTN là TT đã được UBND tỉnh phê duyệt nguồn kinh phí gần 300 triệu đồng để mua thiết bị dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp, được Sở LĐTB&XH tỉnh cấp giấy phép dạy nghề theo chương trình liên kết thực hiện công tác dạy nghề với Trường trung học Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình. Đây sẽ là tiền đề giúp TT thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, dạy nghề trong năm 2010 và những năm tiếp theo”.

 

                                                                                    Thu Trang

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục