Nam Ðịnh phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề ND - Sau 5 năm triển khai hoạt động khuyến công, tỉnh Phú Thọ đã đưa giá trị sản xuất công nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong toàn ngành công nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề, làng nghề.

 
Với tổng kinh phí dành cho hoạt động khuyến công trong 5 năm qua đạt gần 314,3 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước là 15,2 tỷ đồng (chiếm 4,8%); kinh phí do các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư để tham gia các dự án là 291,1 tỷ đồng (chiếm 95,2%), Phú Thọ đã đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho 4.960 lao động, tập trung  vào các nghề: may, thêu ren xuất khẩu, chế biến hàng lâm sản, sản xuất gạch ceramic, mây tre đan xuất khẩu, chế biến chè xuất khẩu.... Nhờ đó, nhiều ngành nghề, làng nghề đã được khôi phục và phát triển như: đan lát, nón lá, chế biến nông lâm thủy sản, mỳ miến, đồ mộc, mành cọ, trúc, gỗ, đũa gỗ, ván gỗ, sơn mài, dệt thổ cẩm truyền thống... Sở Công thương Phú Thọ đã tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 1.600 lượt người, đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp cho 1.040 lượt người, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho gần 1.300 lượt người.


Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, Phú Thọ chủ trương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tập trung vào chương trình hỗ trợ đào tạo truyền nghề và nâng cao tay nghề; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp nông thôn. Tỉnh sẽ bình chọn, phát triển khoảng 4.000 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị khoảng 50 triệu USD. Ðến năm 2012, công nghiệp nông thôn của tỉnh phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp 4.000 - 4.500 tỷ đồng.


Từ năm 2005 đến nay, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Nam Ðịnh liên tục phát triển với tốc độ cao hơn tốc độ bình quân cả nước và cao hơn giai đoạn trước với mức tăng trưởng bình quân 21,76%/năm. Thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã tập trung xây dựng các dự án đào tạo, truyền nghề, dạy nghề, phát triển nghề mới, có sự phối kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tại các làng nghề và các doanh nghiệp gia công đặt hàng tại khu vực nông thôn. Do vậy, số lao động sau khi đào tạo nghề xong đều được tham gia sản xuất tại các cụm công nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.


Ðến nay, toàn tỉnh Nam Ðịnh đã có 190/196 xã có nghề, chủ yếu là các làng nghề: cơ khí, dệt may, thêu ren, sơn mài tre nứa ghép, mây tre đan, chế biến lương thực, thực phẩm... Tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn là 91.000 lao động. Ngoài ra, Nam Ðịnh đã xây dựng được hai khu công nghiệp là Hòa Xá 327 ha và Mỹ Trung 150 ha. Tháng 10-2009, tỉnh đã cấp phép hoạt động cho 110 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 11.065 tỷ đồng và 143 triệu USD, thu hút khoảng 26.000 lao động. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng 20 cụm công nghiệp, thu hút 372 dự án, với tổng vốn đăng ký 1.976,4 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 12.000 lao động. Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư, giải quyết lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh, huyện, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


Nhằm góp phần phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, Sở Công thương Nam Ðịnh chủ trương trong năm 2010 và những năm tiếp theo, tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công và công nghiệp nông thôn; phối hợp các trung tâm dạy nghề các huyện thực hiện dạy nghề, truyền nghề khu vực nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công cùng các xã tham gia dạy nghề ngắn hạn.
 
 
                                                                                      Theo ND

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục