Trang trại chăn nuôi của bà Phạm Thị Mười ở Tân Hòa - Hòa Sơn còn 70 con lợn chưa bán được

Trang trại chăn nuôi của bà Phạm Thị Mười ở Tân Hòa - Hòa Sơn còn 70 con lợn chưa bán được

(HBĐT) - Trong bối cảnh có dịch bệnh tai xanh, các chủ chăn nuôi đang ở trong tình trạng khó khăn tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Họ mong muốn các cơ quan chức năng cần đổi mới cơ chế quản lý là cách giúp đỡ thiết thực nhất cho các chủ chăn nuôi.

 

Ông Bùi Văn Tình, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Lương Sơn cho biết: Là huyện có nhiều trang trại lợn quy mô lớn nhất tỉnh, tập trung ở đại bàn thị trấn, các xã Hợp Hòa, Cư Yên, Hòa Sơn, Cao Dương, Cao Thắng... Tuy nhiên, các trang lợn có quy mô, đa số Công ty CP trên địa bàn đều do Chi cục Thú y quản lý. Trạm Thú y huyện chỉ quản lý các hộ chăn nuôi nhỏ, quy mô hộ gia đình.

 

Trong tình hình dịch tai xanh ở lợn căng thẳng, Trạm Thú y huyện chỉ được cấp phép kiểm dịch cho đối tượng này. Ông Tình khẳng định, Trạm hoàn toàn đủ năng lực về con người, cơ sở vật chất có thể làm tốt công tác quản lý dịch bệnh và kiểm dịch trên địa bàn. Trạm đang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh, bố trí người ứng trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, xử lý các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn không không có giấy chứng nhận kiểm dịch, hoặc có giấy nhưng không hợp lệ. Trạm trưởng thú y chịu tránh nhiệm về việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các chủ hàng, nếu để xảy ra tình ra tình trạng lợn ốm lây lan dịch ra địa bàn và địa phương lân cận.

 

Ông Nguyễn Mạnh Hình, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho rằng: Đến nay, trên địa bàn chưa phát hiệu dịch tai xanh ở  lợn. Nếu phân cấp cho huyện quản lý các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thì sẽ  hợp lý hơn vì có thể kịp thời xử lý được dịch bệnh cũng như chủ động hơn trong công tác tiêm phòng và quản lý dịch bệnh.

 

Qua thực tế cho thấy, phần lớn các trang trại đều ngại ngần cung cấp thông tin về tình hình tiên thụ trong thời điểm dịch tai xanh. Phần lớn các chủ hộ chăn nuôi đều đang ở trong tình trạng khó khăn đang cố gắng duy trì sản xuất tới hết dịch và cho rằng, ít có cán bộ thu y đến hướng dẫn công tác tiêm phòng, quản lý dịch bệnh. Một chủ trang trại chăn nuôi đầu tư tại huyện Lương Sơn từ nhiều năm nay (xin được giấu tên- theo đề nghị) có quy mô trên 100 con nái, tương đương 800- 1.000 lợn thịt. Chủ trang trại này cho biết, đã đầu tư vào chăn nuôi là phải chấp nhận khó khăn, chẳng hạn như đầu tư cơ sở vật chất, vật tư đầu vào, công sức đều tăng cao. Khi xảy ra dịch bệnh lại càng khó khăn hơn, phần lớn chủ chăn nuôi phải lao đao tìm cách tiêu thụ sản phẩm. Theo ý kiến của của hầu hết các chủ trại chăn nuôi, khó khăn trước hết đó là cơ chế quản lý, trong đó có cơ chế về vốn. Mặc dù nhiều doanh nghiệp có quan hệ khá tốt với ngân hàng và cơ quan quản lý nhưng vấn khó khăn tiếp cận được vốn vay cho sản xuất. Sổ đỏ không đủ thế chấp. Ngay cả quy định mới cho vay nông nghiệp gần đây 500 triệu đồng không đủ thể chấp nhưng cũng không thấp tháp gì với mức đầu tư cho chăn nuôi có quy mô vừa. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác thì doanh nghiệp vẫn có thể xoay sở được vốn để đầu tư cho chăn nuôi. Thứ 2 là chủ chăn nuôi phải đối mặt với sự phức tạp về cơ chế quản lý chuyên ngành. Trong quá trình chăn nuôi, cơ quan quản lý không hỗ trợ được gì cho các chủ chăn nuôi. Khi có dịch chỉ cần 1 cú điện thoại là Trạm thú y không cấp giấy phép kiểm dịch. Phần lớn các chủ nuôi quyết định đầu tư vào chăn nuôi lớn thì đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về công tác phòng- chống dịch bệnh. Với cơ chế như hiện nay, vô hình chung đã đồng loại các trang trại làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh và các trang trại không làm tốt. Dù tiêu thụ thịt lợn khó khăn, nhưng chủ chăn nuôi cũng phải tìm cách đưa sản phẩm đến với người tiên dùng có điều hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị sụt giảm. Cũng liên quan đến công tác quản lý chuyên ngành, đó là câu chuyện vacxin phòng dịch. Các trang trại được Nhà nước cấp văcxin phòng dịch. Chi cục Thú y các tỉnh quản lý. Nhưng thực tế bên ngoài có rất nhiều và vẫn có thể mua được. Nhưng do công tác bảo quản không đúng quy trình nên vacxin tốt trở nên kém chất lượng.

        

Mới đây, một lần nữa Cục Thú y khẳng định: Bệnh tai xanh trên lợn không lây sang người và có thể được khống chế trên cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác vận chuyển, buôn bán, giết mổ. Cục Chăn nuôi đề nghị các cấp chính quyền và cơ quan thú y địa phương vừa thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển lợn vừa tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi không bị nhiễm bệnh được vận chuyển lưu thông lợn giống và lợn thịt để đẩy mạnh tiêu thụ. 

 

                                                                              Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục