Sau 20/6, tình hình cung ứng điện có thể sẽ bớt căng thẳng do có lũ về, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định.

 

Chiều 1/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) họp báo công bố tình hình điện tháng 4 và tháng 5.

Huy động tối đa nguồn giá cao nhưng không đủ

Tại cuộc họp giao ban đầu tháng 5 của Bộ Công Thương, ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đã lên tiếng phê bình EVN khi đã cho giảm sản lượng điện chạy dầu để giảm lỗ.

Chờ lũ mới khắc phục được thiếu điện nghiêm trọng, Thị trường - Tiêu dùng, Điện,tập đoàn,cung ứng,lượng điện,lũ

Bộ Công Thương yêu cầu EVN phải đảm bảo điện cho dân vào buổi tối. 

Nói thêm về điểm nay, đồng chủ trì cuộc họp báo, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay, khi Cục đưa ra đánh giá trên là căn cứ số liệu phát điện chạy dầu trong 2 tuần cuối tháng 4.

“Trong thời gian đó, nhiệt điện chạy dầu rất thấp, như Ô Môn, Thủ Đức. Sau đó, EVN đã rút kinh nghiệm và huy động tối đa hết 4 nhà máy nhiệt điện dầu”, ông Phúc xác nhận.

Khá ưu ái cho EVN khi đánh giá về nỗ lực cung ứng điện, ông Phúc cho biết, mặc dù khống chế sản lượng là 275 triệu kWh/ngày song khi nắng nóng, EVN cũng đã phải nâng mức phát điện lên trên 303 triệu kWh vào hôm 20/5.

Phản hồi tiếp về lời chỉ trích trên, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc EVN nêu dẫn chứng: “Tháng 4 và tháng 5, sản lượng nhiệt điện chạy dầu FO của 4 nhà máy Hiệp Phước, Thủ Đức, Ô Môn, Cần Thơ đã đạt tới 1,86 tỷ kWh, tăng tới 249,33% so với cùng kỳ 2009.

Sản lượng điện từ tua bin khí chạy dầu DO như Cà Mau, Bà Rịa, Thủ Đức, Cần Thơ là 330 triệu kWh, tăng tới 290,82% và sản lượng nhiệt điện chạy dầu DO tăng 115,92% so với cùng kỳ 2009.”

Ông An nói: “Nhìn các con số sản lượng điện chạy dầu trên là sẽ rõ cả. Chúng tôi đã huy động tối đa các nguồn giá cao này”.

Theo phân tích của vị chủ trì họp báo, giá điện nguồn chạy dầu cao gấp 4- 5 lần so giá bán bình quân (hiện là 1.023 đồng/kWh). Nếu nhân mức giá đắt đỏ ấy với sản lượng chạy dầu điện trên là sẽ rõ EVN chọn mục tiêu lãi là số 1 hay không?

Ông An khẳng định: “Chúng tôi lấy mục tiêu đảm bảo đủ điện cho cả nước là số 1. Đó là trách nhiệm của EVN.”

Sau 20/6, tình hình điện sẽ bình thường trở lại

Đây là dự báo và cũng là hi vọng của EVN về tình hình điện cuối tháng 6 này.

Theo ông An, tháng 6 là cuối mùa khô, dự kiến miền Nam sẽ chính thức chuyển sang mùa mưa. Từ ngày 15/6, sẽ bắt đầu thời kỳ lũ sớm của các hồ chứa Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, tình hình thủy văn sẽ được cải thiện hơn.

Các nguồn nhiệt điện than mới ở miền Bắc như nhiệt điện Cẩm Phả 1, Sơn Động phát điện trở lại. EVN cũng đã đàm phán được việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc thuận lợi hơn.

Các công tác sửa chữa tổ máy số 1 của nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng cũng sẽ hòan thành xong để vận hành trở lại vào tuần thứ 2, thứ 3 của tháng 6.

“Nếu lũ về đúng dự báo thì sau 20/6, tình hình điện có thể trở lại bình thường”, ông An nói.

Tuy nhiên, từ nay đến 20/6, tình hình cung ứng điện vẫn còn rất khó khăn. Ông An chia sẻ, qui luật thời tiết năm nay đảo lộn so với bình thường. Đáng lẽ, từ 21/5, lũ đã về nhưng tới nay, lưu lượng nước về các hồ chưa đạt mức 1000m3/s trở lên thì chưa thể gọi là lũ được.

Tại các hồ, mực nước hiện nay đã xuống rất thấp, gần với mức nước chết, không thể vận hành phát điện được. Ví dụ, tính tới 28/5/2010, mực nước hồ Thác Bà chỉ còn cách mực nước chết 50cm, hồ Tuyên Quang là 1,82m, hồ Hòa Bình là 2,22m. Ở phía Nam, hồ Thác Mơ cũng chỉ hơn mực nước chết 75cm, hồ Trị An là 1,48m…

Trong 2 tháng qua, lưu lượng nước về 3 hồ thủy điện miền Bắc là Hòa  Bình, Thác Bà, Tuyên Quang chỉ bằng 34- 45% so với giá trị trung bình nhiều năm.

Nếu như thời tiết vẫn hạn hán khốc liệt, mực nước giảm tiếp và quá mực nước chết, hệ thống điện quốc gia sẽ không chỉ thiếu sản lượng, mà còn thiếu công suất. Khi đó, các tổ máy thủy điện phải dừng hoạt động, nguy hiểm hơn. Các nguồn nhiệt điện than mới vận hành vẫn chập chờn, hay bị sự cố, phải ngừng sửa chữa nên phát sản lượng không cao.

Vì vậy, sản lượng khả dụng của hệ thống điện tuần đầu tháng 6 sẽ chỉ là 275 triệu kWh/ngày. So với bình thường, sẽ vẫn thiếu 10-18 triệu kWh.

Sản lượng điện bị tiết giảm ở khu vực nông thôn các miền sẽ vẫn ở mức cao, từ 10-15% so với nhu cầu.

Ông An cho rằng, giải pháp thiết thực hiện nay là chủ động tiết kiệm điện nhưng nhiều doanh nghiệp lại chưa mặn mà. Ở nhiều nơi, việc tiết giảm điện chiếu sáng vẫn chưa đúng qui định như có tới 66 trên 216 tuyến đường được kiểm tra, không giảm 50% lượng điện chiếu sáng như qui định, 169 tuyến đường vẫn bật sáng trước 19h...

Được biết, vừa qua, EVN và bộ Công Thương cũng đã kiểm tra 20 địa phương về việc tiết giảm điện, nhưng tại cuộc họp báo này, lãnh đạo EVN đã từ chối nêu tên những địa phương làm chưa tốt.

Lãnh đạo EVN chỉ cho biết, trước thông tin cắt điện bất hợp lý mà báo chí nêu, EVN đã cho kiểm tra, xác minh. Với các đơn vị thực hiện điều hoà tiết giảm điện chưa tốt, EVN đã nhắc nhở và điều chỉnh lại.

                                                                                Theo VNN

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục