Nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Chính ở xóm Mon ở xã Phúc Tiến vừa dựng lại sau lốc xoáy

Nhà của gia đình anh Nguyễn Văn Chính ở xóm Mon ở xã Phúc Tiến vừa dựng lại sau lốc xoáy

(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2010, hạn hán kéo dài trên diện rộng gây khó khăn sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ở tỉnh ta. Khi chưa kịp “xả hơi” thì lại bước vào mùa mưa bão với những diễn biến rất phức tạp và khó lường.

 

Bất ngờ, thiệt hại nặng

 

Vào chiều tối và đêm ngày 9/5/2010 và 11/5/2010 một trận lốc xoáy bất ngờ xảy ra trên địa bàn xã Định Cư, Phú Lương, Tự Do, Chí Đạo, thị trấn Vụ Bản của huyện Lạc Sơn làm 1 người bị thương nặng, 2 nhà bị sập hoàn toàn,  47 nhà bị tốc mái, 1 nhà bị siêu vẹo, 2 nhà bị cây đổ và hưng hỏng, 80,5 ha hoa màu gẫy đổ mất trắng, hư hỏng 25 ha cây ăn quả. Ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng.  

 

Vào rạng sáng ngày 23/4/2010 một cơn lốc mạnh bất ngờ làm 160 hộ dân ở huyện Kỳ Sơn (147 hộ ở xã Phúc Tiến, 13 hộ ở xã Mông Hoá) bị tốc mái nhà. Trong đó có 2 căn nhà bị sập hoàn toàn phải dựng lại. 10 người bị thương nhẹ và ước thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. Ông Cấn Văn Thịnh ở xóm Mon, xã Phúc Tiến cho biết: Tôi sống ở đây mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ bị lốc xoáy lớn như này. Vào đêm 22/4 thì trời mưa nhẹ như những cơn mưa bình thường khác. Rồi đến sáng bỗng trời trở gió lốc xoáy mạnh. Hôm đó, nếu người nhà tôi không chạy ra ngoài nhanh thì mất mạng.

 

Tại huyện Lạc Thuỷ, vào chiều ngày 21/5/2010 đã xảy ra một cơn lốc xoáy cục bộ đi qua 3 xã Khoan Dụ, Yên Bồng và Cố Nghĩa. Trong đó, xã Khoan Dụ là nơi tâm lốc làm một người bị thương, tốc 2 mái nhà của dân, hư hỏng hoàn toàn nhà trung tâm học tập cộng đồng xóm Liên Hồng, gãy đổ 7 ha ngô và 1ha lúa sắp đến thời kỳ cho thu hoạch. Bà Hoàng Thị Hằng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Thuỷ cho biết: Cơn lốc này quá bất ngờ lại xảy ra cục bộ nên bị thiệt hại nặng. Từ trước đến nay, trên địa bàn huyện chưa có cơn lốc xoáy mạnh nên rất khó phòng chống.

 

Phòng, tránh là chính

 

Ông Trần Kim Phàn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết: Theo dự báo, mùa mưa lũ năm nay rất phức tạp và khó lường. Có khoảng 7 cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam. Hoà Bình tuy không ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng mưa, lũ sẽ diễn ra trên diện rộng. Dự báo lượng mưa năm nay lớn hơn mọi năm khoảng từ 1.800mm-2.200mm. Mưa xảy ra muộn.  Do vậy, việc xảy ra lũ quét, sạt lở đồi là khó tránh khỏi. Những trọng điểm xảy ra lũ bão cần đề phòng ở các tuyến sông chính như Sông Đà, Sông Bưởi, Sông Bôi... Trên các tuyến đê Quỳnh Lâm, Đà Giang, 30 km đê huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi. Khi có lượng mưa lớn tại các hồ đập lớn như Hồ Đồng Chanh, Suối Ong (Lương Sơn), Đầm Bài (Kỳ Sơn), Đồng Tâm (Lạc Thuỷ), Cạn Thượng (Cao Phong), hồ Trọng (Tân Lạc)… nước về nhiều cần chú ý điều tiết nước hợp lý. Về giao thông, trên tuyến Quốc lộ 6 tại dốc Cun, Quy Hậu, Thung Khe, tuyến đường 433,435, Phúc Sạn - Tân Mai (Mai Châu) thường xảy ra sạt lở đất đá gây nguy hiểm tính mạng khi tham gia giao thông. Tại những vùng sạt lở như xã Phúc Sạn, Tân Mai thuộc huyện Mai Châu, Xóm Ong, xã Nam Phong thuộc huyện Cao Phong và xã Vĩnh Đồng thuộc huyện Kim Bôi hiện cơ bản di rời được nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhưng nguy cơ xảy ra sạt lở ở những vùng này là rất cao.

 

Vừa qua, UBND tỉnh có Chỉ thị 07/CT-UBND về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2010. Theo đó, thực hiện phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hâu quả nhanh chóng với phương châm 4 tại chỗ. Khẩn trương hoàn thành tu bổ các tuyến đê, đập, hồ chứa phát hiện kịp thời những hư hỏng, ẩn hoạ hoàn thành các hạng mục vượt lũ trước mùa mưa bão. Tuy nhiên, việc ý thức của mỗi người dân trong công tác phòng, tránh lũ bão và giảm nhẹ thiên tai vẫn là điều quan trọng nhất.

 

 

                                                                                           Việt Lâm  

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục