Người dân xóm Mè chạnh lòng nhìn về công triình đường dây 500KWh lên Sơn La kéo qua làng.

Người dân xóm Mè chạnh lòng nhìn về công triình đường dây 500KWh lên Sơn La kéo qua làng.

(HBĐT) - Ngoài 3 xóm Đạy, Tầm, Thăm được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia từ năm 2003, cho đến nay, các xóm còn lại gồm Ong, Mè, Thung của xã Trung Hoà, huyện Tân Lạc vẫn chưa có điện.

 

Xã Trung Hoà có 460 hộ dân, 2.208 nhân khẩu nhưng mới có 174 hộ có điện sinh hoạt, chiếm tỷ lệ 38%. Xóm Ong là xóm đông dân nhất với 122 hộ, trong đó có 52 hộ di dân vùng lòng hồ. Ông Bùi Văn Liên, Bí thư chi bộ xóm Ong cho biết: Không có điện, đời sống kinh tế, xã hội của xóm gặp nhiều khó khăn. Không chỉ cần nguồn điện thắp sáng, bà con ở đây rất cần có điện cho việc sản xuất, kinh doanh, nhất là phát triển một số nghề như chế biến lương thực, mộc dân dụng. Công việc đồng ruộng vất vả hơn so với các vùng khác bởi hiện vẫn phải sử dụng thùng gánh nước để tưới nước bằng tay, các loại máy xay xát, máy cày, bừa đều không có.

 

Không có điện, việc sử dụng đồ điện đối với các gia đình ở đây cũng trong tình cảnh tương tự. Các thiết bị, vật dụng trong các gia đình hầu như không được trang bị. Bác Bùi Văn Nhày ở xóm Mè tâm sự: Bây giờ cuộc sống đã đi lên và ngày càng đổi thay hơn trước, các gia đình cũng muốn được mua sắm, hưởng thụ các tiện nghi sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Khổ một nỗi là điện không có, bà con chỉ biết chờ mong chứ chẳng có cách gì. 

 

đây, việc dùng đèn dầu thắp sáng vẫn còn phổ biến. Ông Bùi Văn Bểu ở xóm Thung cho biết: Gia đình nào dùng tiết kiệm cũng thắp hết 3 - 5 lít dầu/tháng. Với giá dầu hoả dao động 22.000 đồng - 25.000 đồng/lít tại đây, bình quân mỗi tháng, bà con phải bỏ ra trên, dưới 100.000 đồng để đổi lấy ánh đèn dầu leo lét. Bên cạnh đó, việc theo dõi cập nhật thông tin của bà con cũng chịu nhiều thiệt thòi bởi ngoài số lượng báo địa phương ít ỏi phát tới bí thư chi bộ xóm, phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình là không có. Từ xóm Thung về xóm Tầm (xóm có điện) cách tới 8 km, người dân muốn đến đó xem ti vi nhờ nhưng đường xá đi lại nhiều khó khăn, quan ngại.

 

Hè này, một vài hộ dân ở xóm Ong đã mượn đường điện ở xóm Thăm tự kéo điện về nhưng điện rất yếu lại không đảm bảo. Một số hộ gia đình trong xã có điều kiện kinh tế khá đã sắm được máy nổ chạy bằng xăng, dầu có trị giá trên, dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên với giá nhiên liệu đắt đỏ, bà con chỉ thoảng hoặc chạy máy nổ vào những ngày nhà có công có việc hoặc cho thuê phục vụ đám giỗ, đám hỏi, cưới trong vùng.

 

Ông Bùi Văn Bểu, Bí thư Đảng uỷ xã Trung Hoà cho biết: Năm 2006, Dự án điện lưới Quốc gia đã tiến hành khảo sát, thiết kế và có kế hoạch cung cấp điện cho các xóm còn lại. Nhưng đã 4 năm trôi qua, các xóm này vẫn phải sống trong thấp thỏm chờ mong có điện. Cách chia sẻ duy nhất là mang nguyện vọng, mong mỏi được dùng điện lưới của bà con phản ánh ở các cuộc tiếp xúc cử tri tại xã và huyện, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có hồi âm”.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Công Sứ, Trưởng phòng Công Thương huyện Tân Lạc cho biết: Trước đó, ngành điện đã về khảo sát nhưng do nhiều nguyên nhân dự án đã không được triển khai. Năm 2009, huyện đã tiến hành lập danh sách và đưa công trình điện của xã Trung Hòa vào danh mục thuộc nguồn vốn Dự án 472.

 

Bao giờ 62% hộ dân ở Trung Hòa được sử dụng điện lưới quốc gia? Xin nhường câu trả lời cho các ngành chức năng của huyện và tỉnh.

 

                                                                                    Bùi Minh

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục