Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 6,5%, chính sách tiền tệ trong sáu tháng đầu năm đã đạt được mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

 
Song, vấn đề lãi suất còn chưa giải quyết triệt để, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn chưa tiếp cận được vốn với lãi suất thấp. Ðiều này ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm.


Có thể nói trong nửa đầu năm 2010, kiềm chế lạm phát luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chính sách lãi suất tăng trưởng tín dụng, kiểm soát dòng tiền đều xoay quanh mục tiêu này. NHNN giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm. NHNN đã có những bước đi thận trọng, tuy nhiên sự thận trọng này đôi lúc làm chậm lại sự phản ứng trước diễn biến của thị trường, nhất là việc kiểm soát dòng tiền ra vào trên thị trường mở, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.


Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, quyết định "bơm" một khoản tiền lớn gần 70 nghìn tỷ đồng vào dịp Tết nguyên đán (tháng 2-2010) là nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu của DN và người dân. Và sau khi "bơm" mạnh tiền ra, trong tháng 3-2010, NHNN nhanh chóng hút về hơn một nửa. Nhưng tháng 3 cũng là thời điểm chỉ số lạm phát bắt đầu tăng chậm lại, từ mức tăng 1,96% của tháng 2 xuống 0,75% của tháng 3-2010. Có ý kiến cho rằng, lẽ ra trong bối cảnh đó, lượng tiền nên được đưa ra nhiều hơn nhằm hạ ngay mặt bằng lãi suất, kích thích DN vay vốn, đặc biệt trong điều kiện Chính phủ đã "bật đèn xanh" yêu cầu NHNN nghiên cứu áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các dự án kinh doanh hiệu quả. Phản ứng có phần chậm chạp của chính sách tiền tệ khiến tăng trưởng tín dụng bốn tháng đầu năm chỉ nhỉnh hơn 6% so với cuối năm 2009. Các ngân hàng đã không mặn mà phát triển tín dụng, một phần vì chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thấp, phần khác DN không muốn vay vốn vì lãi suất cao.


Ngay sau đó, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã khiến cho lãi suất cho vay có lúc lên đến 17 - 18%. Lãi suất cho vay cao, một mặt do lãi suất huy động đầu vào cao ở mức 12%/năm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng với các chiêu thức tặng thưởng... đã làm mặt bằng lãi suất méo mó khi sự minh bạch và công khai lãi suất mỗi nơi một kiểu. Trong khi đó, một năm trước, các DN còn được hưởng hỗ trợ lãi suất và nhiều đơn vị được vay vốn với mức lãi suất 6-7%/năm, thì sau đó một năm lãi suất lại tăng lên gấp hơn hai lần.  Một chủ DN đã phải thốt lên: "Lãi suất cao thế thì chỉ có nước ngừng sản xuất".


Trước thực trạng này, Hiệp hội Ngân hàng đã phải đứng ra kêu gọi các thành viên đồng thuận giảm lãi suất. Mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tuy mức giảm chưa mạnh do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ tín dụng (tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm tháng đầu năm đạt 7,8% so với cuối năm 2009, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 13,62% của cùng kỳ năm 2009).


 Theo Vụ trưởng Chính sách tiền tệ của NHNN Nguyễn Ngọc Bảo, NHNN đã sử dụng tích cực các công cụ của chính sách tiền tệ và quyết liệt chỉ đạo các tổ chức tín dụng khắc phục khó khăn, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh. Trong sáu tháng đầu năm 2010, lãi suất huy động VND tại các tổ chức tín dụng giảm 0,7%, trong khi lãi suất cho vay VND giảm 1%. Hiện nay, lãi suất huy động bình quân VND trên tất cả các kỳ hạn của ngân hàng thương mại đạt 11%/năm, lãi suất cho vay bình quân VND là 13,4%/năm. Từ ngày 1-7-2010, các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần quy mô lớn đã thống nhất tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đặc biệt đối với các DN trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, DN xuất khẩu, DN sản xuất nhỏ và vừa ở mức tối đa từ 12%-12,5%/năm. Vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng cũng kêu gọi toàn thể các tổ chức hội viên trên cơ sở tiết kiệm chi phí, xem xét tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho DN tiếp cận được vốn ngân hàng, vay được vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. NHNN kỳ vọng trong quý III-2010, mặt bằng lãi suất huy động VND sẽ giảm xuống khoảng 10%/năm và lãi suất cho vay giảm khoảng 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ.


Vụ trưởng Nguyễn Ngọc Bảo cũng cho biết, hiện nay thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt, tốc độ tăng vốn huy động cho đến cuối tháng 6-2010 tiếp tục tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng đang trong xu thế giảm (lãi suất kỳ hạn ba năm giảm xuống dưới 10%), chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 thấp, lạm phát đang được kiềm chế... Ðây chính là những yếu tố thuận lợi, hỗ trợ các ngân hàng thương mại thực hiện lộ trình giảm lãi suất.
 
 
                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục