Nhìn hộp công tơ điện nhiều người dân chỉ biết kêu trời

Nhìn hộp công tơ điện nhiều người dân chỉ biết kêu trời

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương cắt giảm mức tiêu thụ điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam, suốt từ tháng 4 đến hết tháng 6, ngành điện đã tiến hành cắt điện luân phiên trên phạm vi toàn tỉnh gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cuộc sống của người dân.

 

Đặc biệt trong tháng 6, việc cắt điện thực hiện dầy đặc hơn, tuy nhiên người dân các huyện, thành phố đã dần thích nghi và chủ động ứng phó với tình trạng mất điện. Song có một thực tế đã gây thắc mắc trong không ít hộ gia đình trong thời gian gần đây, đó là điện thì mất thường xuyên nhưng tiền điện lại không giảm, thậm chí có những hộ gia đình phải trả tiền điện tăng vọt.

 

15 bằng 30 và cao hơn nữa

 

Nhằm tiết kiệm điện, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, ngành điện đã thực hiện cắt điện luân phiên theo cách cứ cách một ngày cắt điện một ngày. Như vậy cũng có nghĩa là ở thành phố Hòa Bình người dân chỉ được sử dụng điện 15 ngày/tháng. Thế nhưng qua tìm hiểu cùng với sự phản ánh của nhân dân, chúng tôi được biết tiền điện trong tháng 6 vừa qua ở rất nhiều hộ gia đình lại không hề giảm so với tháng 4, tháng 5 và nhất là những tháng được sử dụng điện đủ 30 ngày.

 

 “Điện cắt nhiều hơn mà tiền điện chả giảm đồng nào”, chị Phương ở tổ 8, phường Chăm Mát vừa nói vừa đưa cho tôi xem hóa đơn tiền điện trong tháng 6. Vốn không phải là một hộ khá giả nên từ lâu nay gia đình chị đã có ý thức sử dụng điện, nước tiết kiệm góp phần giảm chi tiêu trong gia đình để còn gom góp nuôi các con ăn học. Mùa hè năm nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng và việc tuyên truyền của chính quyền địa phương về tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, gia đình chị càng có ý thức sử dụng điện tiết kiệm hơn để góp phần bé nhỏ giảm bớt khó khăn cho ngành điện. Vậy mà trong tháng 4 - 5 nhà chị phải trả 120.000đ tiền điện, sang đến tháng 6 điện mất dày đặc hơn mà tiền điện vẫn giữ nguyên.

 

Bất ngờ hơn là tình trạng của gia đình ông Khang tổ 4 phường Phương Lâm. Tiền điện từ ngày 10/4 – 9/5 của gia đình ông chỉ có 48.500 đồng thế nhưng từ ngày 10/5 - 9/6 điện sử dụng ít hơn mà tiền phải trả lên tới 226.900 đồng. Hay như trường hợp của chị Nhung, phường Hữu Nghị vì thời gian qua nắng nóng gay gắt nên hầu như chị không về nhà vào buổi trưa. Ở một mình, đồ dùng bằng điện chẳng có gì ngoài 2 cái bóng thắp sáng và chiếc ti vi, tháng 4 – 5 chị chỉ dùng hết 19 số điện sang đến tháng 6 tăng lên tới 32 số.

 

Chị Hà, phường Chăm Mát bức xúc. “Bình thường mọi tháng tiền điện của nhà em chỉ  mất 80 – 90 nghìn đồng là cùng. Thời gian vừa qua, hầu như ngày cũng mất điện. Trong tháng 6, vợ chồng em còn có 5 ngày đi nghỉ mát hoàn toàn không sử dụng đến điện ở nhà thế mà tiền tiện tăng lên 110 nghìn đồng. Nhà có con nhỏ, nắng nóng thì cứ lên đến 39 -400C chúng em phải buộc  bụng để mua máy nổ, mỗi ngày chỉ dám chạy máy 4 tiếng cũng mất 30.000đ tiền xăng. Tiền điện phải trả cao hơn lại mất mấy trăm nghìn đồng tiền xăng máy nổ, sót ruột lắm chả biết kêu ai” 

                    

Cắt điện vẫn không tiết kiệm điện                                     

 

Nguồn nước khan hiếm, điện thiếu hụt phải cắt giảm để tiết kiệm là việc làm ngành điện cho là hợp lý nhất. Thực tế phần lớn cán bộ, nhân dân đều cảm thông, chia sẻ khó khăn bằng cách chủ động sử dụng điện tiết kiệm ở nhà và nơi làm việc. “Thế nhưng ngược lại ngành điện có cảm thông sự khốn khổ của nhân dân?” Ông Ngọc, tổ 7, phường Chăm Mát bức xúc.

 

Trên thực tế ở địa bàn phường Chăm Mát, Thống Nhất, Dân Chủ… trong nửa đầu tháng 6 vừa qua cứ đều đặn một ngày có điện, một ngày mất từ 7 giờ sáng đến 9 – 10 giờ đêm và đến nửa cuối tháng 6 thì có đợt mất điện 4 ngày liên tục từ sáng đến tối. Còn lại ngày phải mất điện đã đành nhưng ngày đáng nhẽ không trong lịch cắt điện thì ngành điện vẫn cứ vô tư cắt ngày 2 lần vào những giờ cần phải sử dụng điện nhất là buổi trưa và chiều tối.

 

Về nghịch lý sử dụng điện và phải trả tiền điện của người dân trên địa bàn thành phố, ông Hoàng Trọng Nam, Giám đốc Điện lực TP Hòa Bình  lý giải: Về khách quan, số điện nhiều, ít do công tơ tự đếm chứ con người không tác động được. Về chủ quan, trong thời gian vừa qua tuy cắt điện nhiều nhưng do thời tiết nắng nóng quá nên hầu như nhà ai có phụ tải điện đều dùng cả. Thậm chí không chỉ dùng trong thời điểm sử dụng mà còn tích cả cho ngày hôm sau bằng quạt tích điện, ác quy, làm nhiều đá trong tủ lạnh nên tưởng là dùng điện ít nhưng thực tế lại không giảm. Ngoài ra còn có 3 loại nhầm lẫn ở công tơ đó là người đi ghi số chỉ số công tơ có thể đọc sai số, người vào máy tính nhầm và có khi công tơ chạy không chính xác. Cũng có thể có trường hợp hộ nghèo, dây sau công tơ là tài sản của khách hàng không đảm bảo dẫn đến rò rỉ, thất thoát điện, chỉ số điện tăng vọt mà thực tế lại không được dùng. Nếu trường hợp khách hàng thấy công tơ chạy sai hoặc tiền điện tăng đột biến có thắc mắc trực tiếp phản ánh đến điện lực thành phố giải quyết.

 

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chưa nói đến việc công tơ, ghi chỉ số điện hay tính toán tiền điện có sai sót mà chỉ muốn nêu rằng tình trạng cắt điện diễn ra triền miên nhưng chỉ số sử dụng điện của nhiều gia đình lại tăng lên thì việc cắt điện có thực sự là một giải pháp hiệu quả để tiết kiệm điện? Thực tế này cũng được ông Nam nhận định: Trong thời gian tiết giảm điện của thành phố từ 10/ 4 đến 1/7 hiệu quả cao nhất chỉ trong giai đoạn đầu. Còn từ giữa tháng 5, nhất là trong tháng 6 khách hàng mua nhiều thiết bị tích điện dẫn đến việc tuy cắt giảm nhiều nhưng sản lượng điện giảm không đáng kể. Cụ thể bình thường trên địa bàn thành phố tiêu thụ 170.000 kwh /ngày nhưng thực tế tiêu thụ tại công tơ đầu tổng vọt lên tới 280 – 300.000 kwh/ngày. Việc cắt điện trong thời gian vừa qua không những ảnh hưởng trực tiếp đến ngành điện mà còn gây thiệt hại cho đời sống xã hội

 

Cắt giảm mức tiêu thụ điện nhưng vẫn không tiết kiệm được điện trong khi đó cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Từ thực tế này rất mong trong thời gian tới ngành điện có sự tính toán hợp lý để chủ động hơn cho việc điều tiết, cung cấp điện phục vụ cuộc sống và sản xuất của nhân dân.

 

                                                                                          Hoàng Nga

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục