Trong 5 năm, có trên 50.000 lao động trên địa bàn tỉnh được học nghề

Trong 5 năm, có trên 50.000 lao động trên địa bàn tỉnh được học nghề

(HBĐT) - Tỉnh ta có khoảng 80% dân số sống bằng sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp gắn liền với quá trình CNH - HĐH nền nông nghiệp.

 

Sự thay đổi đó đặt ra nhiều áp lực đối với lực lượng lao động địa phương – nhất là đội ngũ lao động nông thôn. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Sở LĐTB&XH tỉnh quán triệt là nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm (DN-VL). 

 

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII (nhiệm kỳ 2005 - 2010), Đảng bộ Sở LĐTB&XH đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác DN-VL, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò tạo điểm nhấn và bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đồng thời góp phần giải quyết những thách thức trong phát triển KT-XH địa phương, giảm sức ép về tình trạng dư thừa lao động nông thôn sau thu hồi đất phục vụ thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh.

 

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ Sở LĐTB&XH, công tác DN&GQVL đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về học nghề và tìm kiếm việc làm. Trong 5 năm, đã có trên 50.000 lao động trên địa bàn tỉnh được học nghề. Trong đó, dạy nghề cho lao động nông thôn và thanh niên dân tộc thiểu số đạt 8.500 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 8,84% năm 2005 lên 22,6% năm 2009, ước tính đến hết năm 2010 sẽ đạt khoảng 25%. Về công tác GQVL, ngành LĐTB&XH đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh để tạo việc làm cho gần 10.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt trên 5.500 người, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình Mục tiêu quốc gia về XĐGN và GQVL trên địa bàn tỉnh. Được biết, toàn tỉnh hiện có 18 cơ sở dạy nghề và cơ sở đào tạo có dạy nghề. Ngoài ra còn có khá nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất cá thể, làng nghề cùng tham gia công tác DN-VL với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt. Bình quân hàng năm, các cơ sở đã đào tạo được khoảng 8.000 – 10.000 lao động địa phương, trong đó khoảng 2.000 – 3.000 lao động được đào tạo dài hạn, khoảng 6.000 – 9.000 lao động được đào tạo ngắn hạn, số lao động là người dân tộc thiểu số chiếm gần 80%.

 

Phát huy kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở LĐTB&XH xác định trong nhiệm kỳ tới (2010 – 2015) sẽ tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác DN-VL, chủ trương phát huy nội lực và tận dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để hoàn thành kế hoạch DN&GQVL hàng năm, phấn đấu đến năm 2015 sẽ điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động. Đặc biệt, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg  ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh, Sở LĐTB&XH sẽ  tích cực triển khai các hoạt động chuyên ngành để đảm bảo tiến độ và chất lượng thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”. Cùng với đó, sẽ chú trọng thực hiện thành công Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đây là hai nhiệm vụ được Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở LĐTB&XH quán triệt thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả công tác DN-VL trong giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo./.

 

  

                                                                                              Phan Anh

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục