Cây mía đang góp phần giúp nhân dân trong xã xóa đói, giảm nghèo.

Cây mía đang góp phần giúp nhân dân trong xã xóa đói, giảm nghèo.

(HBĐT) - Là một xã miền núi cách trung tâm huyện gần 5km, Nam Phong, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi cũng như không ít khó khăn trong phát triển KT-XH, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo. Do nắm rõ tình hình địa phương, Đảng ủy, chính quyền xã đã có nhiều chủ trương, đường lối và biện pháp phù hợp phấn đấu đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian ngắn nhất.

 

Xã Nam Phong có tổng số 850 hộ với 3.828 nhân khẩu. Theo ông Đinh Duy Thích, Chủ tịch UBND xã cho biết: Công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao mức sống cho người dân đã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của  các cấp ủy, chính quyền và sự phối, kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình… Nam Phong còn gặp không ít những khó khăn khi một bộ phận không nhỏ người dân có trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung. Đó là nguyên nhân trực tiếp làm giảm hiệu quả của chủ trương ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình địa phương. Ông Đinh Duy Thích cũng cho biết thêm: Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của xã gần 30% đến năm 2009 giảm còn 12,7%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững, không để tình trạng tái nghèo xảy ra luôn là mục tiêu quan trọng trong chủ trương phát triển kinh tế của xã. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao là do quá trình tách hộ, thông thường đó là những người mới lập gia đình được bố mẹ cho ra ở riêng. Những hộ đó thường có kinh tế không ổn định nếu không được sự hỗ trợ từ phía cha mẹ thì rất dễ trở thành hộ nghèo hoặc tái nghèo. Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ đầu năm, xã đã chủ động mở nhiều lớp đào tạo nghề với mục đích tạo nghề phụ tăng thu nhập cho người dân. Xã đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở lớp dạy làm chổi chít, trồng nấm rơm… cho đối tượng là các hộ nghèo trong xã. Ngoài ra, các lớp tập huấn về KHKT, chuyển đổi cây trồng vật nuôi... cũng luôn được xã chú trọng. Hàng năm, xã đã mở được 20 lớp tập huấn như vậy và đã thu hút được trên 600 học viên tham gia.

 

Năm qua, Nam Phong đã phát huy được sự hỗ trợ từ các dự án của Nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ vào công tác phát triển kinh tế xã hội. Cả xã còn 3 xóm thuộc diện Chương trình 135 là xóm Ong, Đúc và xóm Cuộn. Điểm chung của 3 xóm này là điều kiện giao thông đi lại hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Hiện tại nhờ vào Chương trình 135 mà 3/10 km của 3 xóm đã được đầu tư nâng cấp. Giao thông đang dần được cải thiện, tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa, sinh hoạt của nhân dân. Cũng từ chương trình 135, 30 hộ dân của 2 xóm đã được hỗ trợ lợn giống và thức ăn chăn nuôi. Từ đó, một số hộ dân đã có một số vốn nhất định để phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, tổ chức Childfund đã tài trợ và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện mở nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt và chăn nuôi cho nhiều hộ nghèo trong xã. Đồng thời, nhằm giúp người dân về vốn, tổ chức đã hỗ trợ gần 500 triệu đồng cho hội Phụ nữ xã, từ đó Hội có trách nhiệm quản lý và cho hội viên vay phát triển kinh tế gia đình.

 

Bên cạnh sự hỗ trợ từ các dự án, chương trình, xã Nam Phong vẫn luôn chủ động trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Các hội, đoàn thể của xã đã hoạt động tích cực trong vận động tạo quỹ cho hội viên vay phát triển kinh tế tiêu biểu có Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… Tận dụng nguồn lợi từ thiên nhiên, nhân dân tích cực đầu tư vào trồng mía, 6 tháng đấu năm tổng diện tích mía cả xã ước đạt 180 ha. Những vườn mía đang phát triển tốt mang đến hi vọng về vụ mùa bội thu cho nhân dân.

 

Với những nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân đã góp phần tăng thu nhập đầu người lên trên 11 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm xuống còn trên 10%.

 

 

                                                                                          Nguyễn Hồng

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục