Hãng viễn thông Saigon Postel - đơn vị chủ quản mạng di động S-Fone vừa công bố bản ghi nhớ với 3 đối tác ngoại. Đây là động thái mới nhất của mạng di động CDMA sau khi SK Telecom tuyên bố rút vốn.
Theo bản ghi nhớ, 3 đối tác ngoại gồm Samsung, ZTE và Huawei sẽ hỗ trợ mạng di động S-Fone về công nghệ, mở rộng vùng phủ sóng, ứng dụng 3G, thiết bị đầu cuối, tiếp thị và đào tạo. Đồng thời giúp S-Fone phát triển các dịch vụ phi thoại tạo năng lực cạnh tranh của các dịch vụ 3G trên nền EVDO Rev A...
 |
Dù được đánh giá là khá sáng tạo song S-Fone chưa phát huy được thế mạnh của mình tại thị trường Việt Nam. Ảnh: S-Fone. |
Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc Điều hành S-Fone cho biết sự cam kết hỗ trợ toàn diện của các đối tác SamSung, ZTE và Huawei sẽ hỗ trợ S-Fone phát triển toàn diện trong thời gian tới. Còn đối tác cũ SK-Telecom vẫn là giữ một vị trí nhất định trong liên doanh nhưng không tham gia điều hành trực tiếp S-Fone.
Trên thực tế, dù được đánh giá cao về tính sáng tạo trong việc thiết kế các gói cước và hình ảnh dịch vụ nhưng S-Fone khó có thể trở thành đại gia trong làng di động. Những bất đồng quan điểm trong dự án S-Fone giữa Saigon Postel và SK Telecom khiến cho mạng di động này đã tuột mất nhiều cơ hội vàng. Ngoài ra, sự khai tử của HT Mobile và sự trầm lắng của EVN Telecom đã phá vỡ đối trọng của công nghệ CDMA và GSM trên thị trường và S-Fone không còn mạnh mẽ trong cuộc chạy đua với các mạng di động lớn.
Sau 7 năm hoạt động tại VN, S-Fone - nhà khai thác di động thứ ba tại Việt Nam (sau MobiFone và VinaPhone) chưa phát huy được thế mạnh của mình. Mạng hiện có gần 8 triệu khách hàng, trong số này chỉ 4 triệu đang hoạt động. Đây được coi là tốc độ “rùa” trên thị trường viễn thông vốn được coi là phát triển chưa từng có trong thời gian qua.
Theo VnExpress
Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.
(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.
(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.